banner
Thứ 7, ngày 27 tháng 4 năm 2024
Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện Kon Rẫy
9-9-2020

Nhận thức rõ vị trí, ý nghĩa, vai trò quan trọng của công tác bảo tồn và phát triển nghề truyền thống các dân tộc thiểu số trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân huyện Kon Rẫy đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số làm tốt công tác bảo tồn và phát triển nghề truyền thống; bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc; chủ động xây dựng kế hoạch theo giai đoạn và hàng năm phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương mình. Qua thực hiện, đến nay trên địa bàn huyện có khoảng 116 nghệ nhân người DTTS tại chỗ biết dệt vải và có khả năng truyền dạy lại cho lớp trẻ. Nghề đan lát vẫn được bà con duy trì, bảo tồn và truyền dạy, trên địa bàn huyện có khoảng 160 người biết đan lát thành thạo; số người biết nấu thành thạo trên địa bàn huyện khoảng 164 người; có khoảng 31 người còn giữ nghề trong cộng đồng thôn. Hầu hết các loại nhạc cụ dân tộc như: đàn tơ rưng, đàn klong put, đàn ting ning… hiện nay vẫn được các nghệ nhân chế tác và sử dụng thành thạo. Trên địa bàn huyện hiện còn 08 nghệ nhân dân gian biết làm và sử dụng các loại nhạc cụ dân tộc. Trong năm 2020, UBND huyện Kon Rẫy đã tổ chức lớp truyền dạy cồng chiêng, múa xoang tại xã Tân Lập và xã Đăk Kôi.

Bảo tồn nghề gốm truyền thống tại xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy

Một số nghề khác như Đẽo thuyền độc mộc hiện nay còn duy trì ở xã Đăk Ruồng với 15 nghệ nhân có khả năng đẽo thuyền độc mộc; Tạc tượng gỗ dân gian tại xã Đăk Tờ Re với 02 nghệ nhân tạc tượng gỗ dân gian. Tổng số người biết làm nghề truyền thống trên địa bàn huyện có trên 496 người DTTS tại chỗ. Sản phẩm của họ đa số nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình, một phần trao đổi qua lại với người dân trong thôn và số ít được trao đổi buôn bán thông qua các lễ hội, trưng bày tại địa phương.

Toàn huyện có 07 nghệ nhân được Chủ tịch nước công nhận danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”.Việc chi trả chế độ cho các nghệ nhân được thực hiện đảm bảo, kịp thời, đúng quy định. 100% các xã, thị trấn đều có Đội văn nghệ quần chúng; 100% khu dân cư đồng bào dân tộc thiểu số đều có Đội cồng chiêng.

Nhìn chung, công tác bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ góp phần làm chuyển biến trong nhận thức và hành động trong việc bảo tồn văn hóa các dân tộc gắn với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Nguyễn Thanh Hưng

Số lượt xem:825
Bài viết liên quan:
THÔNG BÁO
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH KON TUM
 
 

LIÊN KẾT WEBSITE

Trang thông tin điện tử Ban Dân tộc thuộc Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum 
Quản lý và nhập tin: Ban Dân tộc, số 163 - Bà Triệu - Thành phố Kon Tum - Tỉnh Kon Tum 
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban. 
Điện thoại: 02603.866.127 - Fax: 02603.866.127 - Email: bandantoc-kontum@chinhphu.vn.
                   Ghi rõ nguồn "Trang Thông tin điện tử Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum" hoặc "bandantoc.kontum.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ nguồn này. 

3819964 Tổng số người truy cập: 91 Số người online:
Phát triển:TNC