banner
Thứ 7, ngày 20 tháng 4 năm 2024
Bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Kon Plông
31-8-2020

Nhận thức rõ vị trí, ý nghĩa, vai trò quan trọng của văn hóa và công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Kon Plông luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự hưởng ứng vào cuộc của Nhân dân trong công tác triển khai thực hiện.

Lễ hội văn hóa ở Kon Plông năm 2019

Với nhiều lợi thế trong việc phát triển, khơi dậy các tiềm năng du lịch và được tỉnh xác định là một trong ba vùng kinh tế động lực của tỉnh. Đến nay, toàn huyện có 01 Khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Măng Đen đã được công nhận là Di tích Lịch sử - Danh thắng cấp quốc gia, 02 di tích cấp tỉnh: 01 Di tích lịch sử cách mạng Chiến thắng Măng Bút và 01 Di tích lịch sử Căn cứ cách mạng H29 xếp hạng di tích cấp tỉnh. Trên địa bàn huyện đã xây dựng 01 phòng truyền thống, sưu tầm và trưng bày hơn 100 hiện vật gồm ghè rượu cổ, trang phục (áo vỏ cây, thổ cẩm), nhạc cụ (cồng chiêng, đàn Brăng, Ting ning), khí cụ, nông cụ... của đồng bào các dân tộc thiểu số cùng một số hình ảnh tư liệu về 2 cuộc chiến tranh chống Pháp, Mỹ... Thông qua các hiện vật và hình ảnh tư liệu trưng bày nhằm lưu giữ, bảo tồn và quảng bá nét văn hoá đặc trưng truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu của du khách thập phương. Toàn huyện thành lập các đội cồng chiêng tại 72 thôn với phần đa thanh niên tham gia; trong đó duy trì 03 đội cồng chiêng hoạt động thường xuyên phục vụ quảng bá phát triển du lịch (làng Kon Vơng Kia I, làng Kon Pring – Thị trấn Măng Đen và làng Kon Chênh - xã Măng Cành). Tổng số cồng chiêng còn được lưu giữ tại các thôn và hộ dân là 495 bộ. Duy trì các lễ hội truyền thống như: Lễ hội mừng lúa mới, lễ hội máng nước, lễ hội làm chuồng trâu, lễ hội mừng nhà mới và các nghi lễ vòng đời người như: hỏi cưới, sinh đẻ, trưởng thành, qua đời… Nhìn chung các phong tục tổ chức đều hướng vào mục đích tôn vinh các đấng thần linh, hướng về cội nguồn. Toàn huyện có 12 nghệ nhân dân gian được Chủ tịch nước tặng danh hiệu danh hiệu nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực truyền dạy và bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đang lập hồ sơ đề nghị công nhận 06 nghệ nhân ưu tú. Các nghệ nhân là các già làng, người có uy tín, tiêu biểu trong cộng đồng khu dân cư đã tích cực tham gia lớp truyền dạy và chỉnh chiêng cho các em thanh thiếu niên nhằm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số huyện. Các đội nghệ nhân cồng chiêng, xoang huyện Kon Plông và các nghệ nhân ưu tú tích cực tham gia biểu diễn tại các sự kiện văn hóa, chính trị lớn của tỉnh, huyện; tuyên truyền giáo dục ý thức trách nhiệm, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ trong thôn, xã, góp phần củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết, tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc mình.

Nguyễn Thanh Hưng

Số lượt xem:1005
Bài viết liên quan:
THÔNG BÁO
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH KON TUM
 
 

LIÊN KẾT WEBSITE

Trang thông tin điện tử Ban Dân tộc thuộc Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum 
Quản lý và nhập tin: Ban Dân tộc, số 163 - Bà Triệu - Thành phố Kon Tum - Tỉnh Kon Tum 
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban. 
Điện thoại: 02603.866.127 - Fax: 02603.866.127 - Email: bandantoc-kontum@chinhphu.vn.
                   Ghi rõ nguồn "Trang Thông tin điện tử Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum" hoặc "bandantoc.kontum.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ nguồn này. 

3796397 Tổng số người truy cập: 25 Số người online:
Phát triển:TNC