banner
Thứ 6, ngày 26 tháng 4 năm 2024
Kết quả triển khai thực hiện Chương trình 135 trên địa bàn huyện Ngọc Hồi năm 2019
5-12-2019

Là một trong 03 vùng kinh tế động lực của tỉnh với khu cửa khẩu Quốc tế Pờ Y giáp với 02 Nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia. Trong năm 2019 được sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương, nhiều chủ trương, chính sách đã được đầu tư, hỗ trợ trên địa bàn, đặc biệt vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS. Việc triển khai thực hiện Chương trình 135 trong thời gian qua trên địa bàn huyện luôn được sự quan tâm, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự phối hợp tuyên truyền của mặt trận, các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, công tác triển khai thực hiện của các phòng, ban, UBND các xã; sự nhiệt tình, đồng thuận tham gia đóng góp và thực hiện của Nhân dân trên địa bàn. Quá trình tổ chức thực hiện có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chủ trì với các Sở, ngành liên quan, UBND huyện, xã trong quá trình xây dựng kế hoạch phân bổ vốn, hướng dẫn thực hiện, tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình. Nhìn chung các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, thủy lợi… đều xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng thực tế của người dân, khi hoàn thành đưa vào sử dụng cơ bản đều phát huy hiệu quả, đảm bảo chất lượng và phục vụ lợi ích thiết thực cho người dân vùng hưởng lợi, được người dân đồng tình tham gia ủng hộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng khó khăn, đời sống của người dân từng bước được nâng lên rõ rệt.

Ảnh minh họa: Làm đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Ngọc Hồi

Trong năm 2019, với tổng kinh phí đầu tư hỗ trợ thực hiện Chương trình 135 là 6.583 triệu đồng. UBND huyện đã chủ động phân khai cho UBND các xã triển khai thực hiện. Đến nay đã thực hiện đầu tư 8 công trình (07 công trình giao thông, 01 công trình thủy lợi); tỷ lệ giải ngân đạt trên 70% kinh phí được giao; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp và thiết bị phục vụ cho sản xuất với hàng trăm hộ nghèo trên địa bàn các xã được hưởng lợi; tỷ lệ giải ngân đạt 100% kinh phí giao; triển khai thực hiện sửa chữa 05 công trình giao thông trên địa bàn với kinh phí thực hiện 333 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch giao.

Có thể nói, thông qua việc đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, duy tu bảo dưỡng, đến nay cơ sở hạ tầng ở các xã được đầu tư đã được cải tạo và nâng cấp đáng kể. Các công trình phục vụ thiết yếu cho đời sống của người dân cũng như quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các xã như: giao thông, thuỷ lợi...đã mang lại một số kết quả đáng khích lệ như tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, vận chuyển và trao đổi hàng hóa được dễ dàng; đầu tư công tình thủy lợi phục vụ tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống nhân dân trong vùng hưởng lợi được tốt hơn. Việc thực hiện có hiệu quả tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đối với các đối tượng thụ hưởng, đặc biệt là hộ nghèo làc đồng bào DTTS ở các xã biên giới, xã đặc biệt khó khăn có cơ hội tiếp cận với các loại giống cây trồng, vật nuôi và máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất; tạo điều kiện trong việc ổn định phát triển sản xuất để từng bước giảm bớt khó khăn và vươn lên thoát nghèo bền vững. Qua thực hiện tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện từ 7,09% năm 2018, đến nay giảm xuống còn khoảng 5,88%; 100% số thôn có đường cho xe cơ giới, 100% số xã và thon có đường ô tô đạt chuẩn; các công tình thủy lợi vừa và nhỏ được đầu tư đáp ứng trên 80% nhu cầu tưới tiêu cho diện tích cây hàng năm; các công tình hạ tầng, giáo dục, văn hóa… đã được chú trọng và quan tâm đầu tư, cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong vùng hưởng lợi. Các chính sách vùng khó khăn đã được triển khai kịp thời, chất lượng; các dịch vụ khám chữa bệnh, giáo dục, chăm lo đời sống cho các hộ đồng bào DTTS được quan tâm triển khai thực hiện kịp thời; đời sống Nhân dân cơ bản được cải thiện, bộ mặt nông thôn vùng đồng bào DTTS có nhiều khởi sắc. Có 8/8 xã, thị trấn duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục THCS và tiểu học; 8/8 xã, thị trấn có trạm y tế; 03/07 xã (Đăk Nông, Đăk Kan, Pờ Y) đạt chuẩn nông thôn mới. Quốc phòng an ninh cơ bản đảm bảo, không để xảy ra các vấn đề phức tạp trong vùng đồng bào DTTS. Xây dựng hệ thống chính trị vừng mạnh ở các cấp; chất lượng hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên có nhiều tiến bộ. Mặt trận và các đoàn thể có bước đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động; khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng được củng cố và tăng cường...

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện chương trình 135 vẫn còn một số khó khăn như:  Định mức đầu tư, duy tu công trình còn thấp, nhất là địa bàn thụ hưởng chương trình 135 ở xa trung tâm; việc huy động các nguồn lực lồng ghép và các nguồn lực địa phương trong quá trình thực hiện dự án còn hạn chế; một số mục tiêu chưa đạt kế hoạch đề ra như: tỷ lệ hộ nghèo là người DTTS còn cao (93,14%) trên tổng số hộ nghèo toàn huyện (5,88%); tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp (38%); kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao, nhất là hộ đồng bào DTTS; đội ngũ cán bộ cơ sở trình độ chuyên môn không đồng đều; mục tiêu xã có công trình, dân có việc làm tăng thêm thu nhập; thời gian qua đã có quan tâm thực hiện nhưng kết quả đạt được chưa cao.

Để thực hiện tốt hơn nữa Chương trình 135 trên địa bàn huyện trong thời gian tới cần tập trung một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và trong các tầng lớp nhân dân; khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để phát triển kinh tế- xã hội, thoát nghèo bền vững.

Thứ hai, tăng cường phân cấp cho xã làm chủ đầu tư các dự án. Với những xã yếu phải cử cán bộ tăng cường giúp đỡ xã trong việc tiếp cận, làm quen với công tác quản lý, điều hành, đảm bảo sau khi kết thúc chương trình, tất cả các xã đều thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý, điều hành ở cơ sở theo đúng mục tiêu của chương trình.

Thứ tư, Thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo theo đúng quy định của huyện, tỉnh nhằm kịp thời tổng hợp, báo cáo tỉnh những vướng mắc trong quá trình thực hiện ở cơ sở để có biện pháp tháo gỡ.

Thứ năm, tăng cường công tác quản lý sử dụng nguồn vốn của dự án, đầu tư đúng địa bàn, đúng đối tượng, thực hiện tốt việc lồng ghép với các nguồn vốn khác trên địa bàn. Tập trung hỗ trợ sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, tiếp tục hỗ trợ những giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao nhằm khai thác thế mạnh của từng địa phương đồng thời tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

Thứ sáu, Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện để kịp thời hướng dẫn tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Nguyễn Thanh Hưng

Số lượt xem:800
Bài viết liên quan:
THÔNG BÁO
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH KON TUM
 
 

LIÊN KẾT WEBSITE

Trang thông tin điện tử Ban Dân tộc thuộc Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum 
Quản lý và nhập tin: Ban Dân tộc, số 163 - Bà Triệu - Thành phố Kon Tum - Tỉnh Kon Tum 
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban. 
Điện thoại: 02603.866.127 - Fax: 02603.866.127 - Email: bandantoc-kontum@chinhphu.vn.
                   Ghi rõ nguồn "Trang Thông tin điện tử Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum" hoặc "bandantoc.kontum.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ nguồn này. 

3818789 Tổng số người truy cập: 60 Số người online:
Phát triển:TNC