banner
Thứ 3, ngày 19 tháng 3 năm 2024
Kết quả thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2018
18-3-2019

Các huyện, thành phố tổ chức 37 lần rà soát, cập nhật, bổ sung và điều chỉnh chỉ tiêu, ngành nghề đào tạo theo yêu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở mỗi địa phương và nhu cầu học nghề của người lao động; thực hiện các buổi tuyên truyền, tư vấn nghề nghiệp cho 3.140 người. Trong đó: nghề nông nghiệp có 2.717 người (các nghề đăng ký học gồm: nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò, chăm sóc cà phê vối, cạo mũ cao su, trồng chăm sóc cây bơ, chăm sóc cà phê catimo..); nghề phi nông nghiệp  có 423 (các nghề đăng ký học: nề hoàn thiện, sửa chữa máy nông nghiệp...). Nhìn chung các nghề đăng ký đào tạo sát với nhu cầu học nghề của người lao động, dễ tạo việc làm và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương. Bên cạnh đó, tổng số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng là 3.207 người, đạt 97,18% kế hoạch; trong đó số người tốt nghiệp và được cấp chúng chỉ là 3.033 người đạt 94,57% so với tổng số người học (học viên là người DTTS là 2.931 người, chiếm 96,64% tổng số người học; đào tạo tại các xã đặc biệt khó khăn là 2.114 lao động/3.033 lao động). Tổng kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã thực hiện là 6.749 triệu đồng.

Ngoài ra, trong năm 2018 Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 các huyện còn chỉ đạo triển khai công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn với nhiều hình thức đa dạng thu hút hơn 3.500 người dân trên địa bàn tham gia; đăng 160 tin bài trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương; tổ chức đưa tin bài, phóng sự về gương thanh niên là người DTTS tham gia học nghề ở Mô Rai; giữu gìn và phát huy nghề dệt thổ cẩm của đồng bào DTTS ở thành phố Kon Tum; đào tạo nghề dệt cho dân tộc Hrê, Rơ Măm thuộc Đề án nghề của Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum... xây dựng pa nô, bảng điện tử của huyện, cổng thông tin điện tử của huyện, của tỉnh... Tổ chức các cuộc sinh hoạt gặp gỡ đối thoại trực tiếp với người nghèo, cận nghèo; sinh hoạt các chi, tổ hội các của đoàn thể… để nhân dân hiểu rõ vai trò quan trọng của công tác đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm nâng cao thu nhập trong sản xuất, để từ đó vận động nhân dân tham gia đăng ký học nghề.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, hầu hết các huyện cũng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện Đề án như: công tác đào tạo nghề phi nông nghiệp chỉ tiêu đạt thấp và thường phải điều chỉnh giảm qua các năm; còn nhiều nghề đào tạo chưa lồng ghép vào các chương trình, dự án hỗ trợ cây, con giống, phát triển sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng.... nhằm tạo việc làm, có thu nhập cho học viên sau khi tốt nghiệp hoặc tham gia các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình 30a, Chương trình 135, chương trình MTTQ giảm nghèo bền vững, chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới... để được hỗ trợ vốn, hướng dẫn quy tình kỹ thuật, áp dụng công nghệ phát triển sản xuất sau khi tốt nghiệp các khóa đào tạo nghề. Lao động sau đào tạo chủ yếu tự tạo việc làm là chính (2.875 người, chiếm 94,8%), việc chuyển đổi ngành nghề sau đào tạo thấp....

Để thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề trong thời gian đến, tỉnh Kon Tum kiến nghị Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ người lao động nông thôn học nghề phi nông nghiệp tập trung tại trung tâm dạy nghề cấp huyện trên cơ sở vận dụng các chính sách, chế độ hiện hành như chính sách nội trú, chính sách học bổng bằng 100% mức lương cơ sở. Bên cạnh đó, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan tăng cường công tác triển khai vận động người lao động DTTS tham gia các khóa đào tạo nghề nhằm thực hiện có hiệu quả Đề án “Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ trên địa bàn tỉnh”; vận động các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch, khách sạn sử dụng và đào tạo cho người lao động tại các địa bàn, điểm du lịch nhằm thực hiện có hiệu quả Đề án “Phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2020”; tạo điều kiện thuận lợi hơn để các hộ dân vay vốn phát triển kinh tế, thành lập các trang trại, các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động sau học nghề.

Nguyễn Thanh Hưng

Số lượt xem:1536
Bài viết liên quan:
THÔNG BÁO
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH KON TUM
 

LIÊN KẾT WEBSITE

Trang thông tin điện tử Ban Dân tộc thuộc Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum 
Quản lý và nhập tin: Ban Dân tộc, số 163 - Bà Triệu - Thành phố Kon Tum - Tỉnh Kon Tum 
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban. 
Điện thoại: 02603.866.127 - Fax: 02603.866.127 - Email: bandantoc-kontum@chinhphu.vn.
                   Ghi rõ nguồn "Trang Thông tin điện tử Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum" hoặc "bandantoc.kontum.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ nguồn này. 

3721238 Tổng số người truy cập: 36 Số người online:
Phát triển:TNC