banner
Thứ 7, ngày 27 tháng 4 năm 2024
Đăk Hà thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư cơ sở hạ tầng vùng DTTS và MN giai đoạn 2010-2017
13-8-2018

Trong những năm qua được sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương, nhiều chủ trương chính sách đã được đầu tư, hỗ trợ trên địa bàn huyện nói chung và vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nói riêng, nhằm từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số; đặc biệt được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, các cấp chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể của huyện, sự hỗ trợ của Trung ương của tỉnh, các tổ chức xã hội…trên địa bàn đã đồng loạt triển khai thực hiện các chương trình, dự án nhằm giúp đỡ, hỗ trợ cho đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số đã góp phần xoá đói giảm nghèo.

Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền cũng được huyện quan tâm chú trọng hơn như trong việc tổ chức quán triệt đến toàn thể cán bộ công chức làm công tác dân tộc từ huyện đến cơ sở về các chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc; công tác xoá đói giảm nghèo đối với vùng đồng bào dân tộc thiếu số; chỉ đạo Phòng Dân tộc huyện phối hợp với các phòng ban liên quan, UBND các xã, thị trấn; người có uy tín, lực lượng cốt cán, chức sắc trong đồng bào dân tộc thiểu số tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng nông thôn mới, sản xuât kinh doanh, xóa đói, giảm nghèo, vận động bà con đồng bào dân tộc hiến đất tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình công cộng, đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội, tham gia gìn giữ an ninh trật tự, đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở.

Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2017, huyện Đăk Hà đã đầu tư 246 công trình cơ sở hạ tầng cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi với kinh phí giải ngân với số tiền là 610.114 triệu đồng. Các công trình xây dựng hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả tốt, kịp thời phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân vùng sâu vùng xa vùng đặc biệt khó khăn.

Thông qua việc đầu tư cơ sở hạ tầng, bộ mặt nông thôn vùng dân tộc thiểu số và miền núi có nhiều thay đổi, hạ tầng cơ sở đã được đầu tư xây dựng đồng bộ phục vụ nhu cầu đi lại, sản xuất, sinh hoạt cho người dân ngày càng tốt hơn. Kết quả cụ thể trên một số mặt như sau:

(1) Cơ sở hạ tầng: Đạt 100% thôn có đường giao thông cho xe cơ giới đến trung tâm xã; trên 80% xã có công trình thủy lợi nhỏ bảo đảm năng lực phục vụ sản xuất trông lúa nước từ 1 đên 2 vụ; có trên 100% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; giải quyết và đáp ứng yêu cầu cơ bản về nhà sinh hoạt cộng đồng.

(2) Cơ sở hạ tầng được đầu tư phục vụ tốt đời sống dân sinh và xã hội qua các chỉ tiêu đánh giá vùng đông bào DTTS như: Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch 98%; tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới 100%; tỷ lệ hộ có hố xí hợp vệ sinh trên 80%; tỷ lệ trẻ em trong độ tuôi đên lớp mâu giáo 100%; tỷ lệ học sinh tiểu học cơ sở đến trường 100%; tỷ lệ học sinh trung học cơ sở đến trường 100%.

(3) Nâng cao kỹ năng và xây dựng tập quán sản xuất mới, tạo sự chuyển dịch về cơ câu kinh tê nông nghiệp, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững cải thiện và nâng cao đời sông vật chât, tinh thân cho đông bào các dân tộc ở các xã, thôn ĐBKK, giảm dân khoảng cách phát triển giữa các xã, thôn khác trên địa bàn huyện.

(4) Từng bước áp dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật, máy móc và các loại cây trồng, vật nuôi vào phục vụ sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao góp phần đời sông, thay đôi tập quán sản xuât lạc hậu, kém hiệu quả, từng bước nâng nhập.

Qua 07 năm (2010-2017) triển khai thực đầu tư hỗ trợ từ các chương trình, chính sách vùng dân tộc thiểu số, hệ thống đường giao thông liên thôn tại các xã đặc biệt khó khăn được củng cố và nâng cấp tạo thuận lợi hơn cho việc đi lại cũng như vận chuyển giao lưu hàng hoá, nông sản được tiêu thụ dễ dàng thúc đẩy sản xuất phát triển, cải thiện đời sống, tạo ra bộ mặt nông thôn mới khang trang sạch đẹp hơn; công trình thuỷ lợi đã phục vụ nhu cầu tưới tiêu cho nhân dân, giảm đáng kể việc phát rừng làm nương rẫy, góp phần nâng cao năng suất cây trồng, sản lượng lương thực; từng bước xoá đói giảm nghèo cho người dân; Trường học được xây dựng khang trang tạo môi trường học tập thuận lợi, phục vụ nhu cầu học tập của con em đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng; Xây dựng các công trình nước sinh hoạt như: hệ thống nước tự chảy, giếng nước...đã đáp ứng được nhu cầu về nước sạch sinh hoạt hằng ngày cho người dân, đưa tỷ lệ hộ dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh ngày càng cao, tạo cho người dân có thói quen dùng nước sạch phòng tránh được tình trạng dịch bệnh xảy ra; công trình điện sinh hoạt đã phục vụ thiết thực cho đời sống người dân, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới góp phần làm cho đời sống văn hoá tinh thần của người dân có bước phát triển mới./.

Nguyễn Xuân Lộc

Số lượt xem:622
Bài viết liên quan:
THÔNG BÁO
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH KON TUM
 
 

LIÊN KẾT WEBSITE

Trang thông tin điện tử Ban Dân tộc thuộc Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum 
Quản lý và nhập tin: Ban Dân tộc, số 163 - Bà Triệu - Thành phố Kon Tum - Tỉnh Kon Tum 
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban. 
Điện thoại: 02603.866.127 - Fax: 02603.866.127 - Email: bandantoc-kontum@chinhphu.vn.
                   Ghi rõ nguồn "Trang Thông tin điện tử Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum" hoặc "bandantoc.kontum.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ nguồn này. 

3819768 Tổng số người truy cập: 30 Số người online:
Phát triển:TNC