banner
Thứ 2, ngày 29 tháng 4 năm 2024
10 năm thực hiện Nghị quyết TW 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Hội Nông dân tỉnh
26-6-2018

Trong 10 năm qua, các cấp Hội từ tỉnh đến cơ cở đã làm tốt việc triển khai thực hiện các phong trào thi đua phát triển kinh tế -xã hội, phong trào xây dựng nông thôn mới, phong trào nông dân tham gia đảm bảo an ninh quốc phòng gắn liền với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong đó, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bềnh vững là phong trào trọng tâm, xuyên suốt trong hoạt động của các cấp Hội. Năm 2012 đến năm 2016 Hội Nông dân tỉnh đã tổng kết 5 năm phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Đến nay đã có 21.951 lượt nông dân đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi cấp cơ sở; có 21.951 lượt nông dân đạt danh hiệu sản xuất kinh danh giỏi cấp cơ sở; có 8.499 lượt nông dân đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện, thành phố; có 6.312 lượt nông dân đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh và 1.873 lượt nông dân đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi Trung ương; Đi đôi với phát triển sản xuất kinh doanh giỏi, hàng năm các cấp Hội đã tích cực đẩy mạnh phong trào tương trợ giúp nhau giảm nghèo bền vững bằng nhiều giải pháp; phát động mỗi chi hội giúp từ 2-3 hộ vươn lên thoát nghèo; 10/10 huyện, thành phố đã giúp 60 hộ nghèo nâng cao mức sống và giúp cho 180 hộ nghèo vươn lên thoát nghèo; đồng thời phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thăm và tặng quà cho các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách. Công tác giảm nghèo tiếp tục được quan tâm thực hiện, tổng số hộ nghèo toàn tỉnh tính đến cuối năm 2017 là 26.164 hộ, chiếm 20,30% so với tổng số hộ toàn tỉnh; hộ cận nghèo 8.388 hộ, chiếm tỷ lệ 6,51% so với tổng số hộ toàn tỉnh;

Hàng năm, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến 100% cán bộ, hội viên, nông dân về mục đích, ý nghĩa, chủ trương của Đảng, chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, của tỉnh về xây dựng nông thôn mới; tham gia giám sát quá trình tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch; tích cực tham gia các chương trình phát triển kinh tế nông thôn góp phần phát triển sản xuất, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững và phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn. Vận động hội viên, nông dân thực hiện chủ trương của cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Tổ chức tuyên truyền cho hội viên, nông dân toàn tỉnh tham gia xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; tích cực tham gia thực hiện hương ước làng văn hóa nhằm vận động cán bộ, hội viên, nông dân thực hiện nếp sống văn minh; phòng chống các tệ nạn xã hội, mỗi năm toàn tỉnh đã có trên 39.000 hộ gia đình nông dân đăng ký đạt danh hiệu “Gia đình văn hoá”, số hộ đạt là 30.000 hộ (đạt 77% so với số hộ đăng ký, đạt 95% chỉ tiêu Đại hội). Các cấp Hội tích cực vận động cán bộ, hội viên, nông dân hiến đất, góp đất để mở rộng đường làng, ngõ xóm, xây dựng các công trình phục vụ sản xuất, phúc lợi công cộng, xây, sửa nhà ở, xây dựng các công trình vệ sinh phù hợp với qui hoạch dân cư trong “Xây dựng nông thôn mới”. Phấn đấu “Đẹp từ nhà ra ngõ, sạch từ ngõ ra đường, ra đồng”, tổ chức hội thi bằng hình thức sân khấu hóa“nông dân với phong trào xây dựng nông thôn mới”, tổ chức tọa đàm, biểu dương, nhân rộng “mô hình dân vận khéo”. Kết quả, hội viên, nông dân toàn tỉnh đã hiến trên 42.319 m2 đất thổ cư, đất canh tác, đóng góp 404.633 triệu đồng và 268.051 ngày công, làm mới và sửa chữa trên 551 km đường giao thông nông thôn và 1.099 km kênh mương nội đồng được kiên cố hóa, sửa chữa xây mới 113 công trình, làm mới 102 cầu cống thuỷ lợi đã góp phần quan trọng vào kết quả chung trong phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới;

Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20 - NQ/HNDTW ngày 21/7/2014 của Ban chấp hành TW HND Việt Nam về "Nâng cao trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong việc tham gia bảo vệ môi trường nông thôn và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2014 - 2020". Hàng năm, tổ chức tuyên truyền sâu rộng cho cán bộ, hội viên, nông dân nâng cao ý thức về công tác bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu cho hàng trăm lượt cán bộ, hội viên, nông dân. Chỉ đạo mỗi cơ sở Hội xây dựng 01 mô hình “Chi hội tham gia bảo vệ môi trường”. Kết quả, Hội các cấp đã trồng cây và gắn biển 09 tuyến đường“Nông dân tham gia quản lý” về an toàn giao thông, thành lập được 232 tổ”Nông dân tham gia bảo vệ môi trường” thu hút 7.192 hội viên tham gia. Năm 2016, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã hỗ trợ kinh phí thành lập điểm mô hình “xử lý môi trường trong chăn nuôi” tại huyện Đăk Tô góp phần thực hiện tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới;

Thực hiện Nghị quyết Tỉnh ủy và Nghị quyết của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về xây dựng Nông thôn mới. Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo các cấp Hội tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến nông dân, hội viên hiểu rõ 5 nội dung phát huy vai trò chủ thể của nông dân, phát huy dân chủ cơ sở tham gia đóng góp ý kiến, tiền, công, tài sản … để xây dựng nông thôn mới; Kết quả, có trên 85% hội viên, nông dân tham gia đề án quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới ở cơ sở. Hàng ngàn nông dân tự nguyện đóng góp hàng tỷ đồng, hàng triệu ngày công; hiến trên 42 ha đất ở, đất vườn, đất nông nghiệp; tài sản, công trình, cây cối… trị giá hàng trăm tỷ đồng để góp phần làm các công trình hạ tầng nông thôn: đường giao thông, nhà văn hóa, nhà trẻ, mẫu giáo… đã được cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư đảm bảo. Đến nay các cấp Hội phối hợp với chính quyền, ban ngành đoàn thể các cấp đã công nhận 13/86 xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa toàn tỉnh.

Các cấp Hội đẩy mạnh công tác vận động nông dân tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ về công tác xã hội như: bảo vệ môi trường nông thôn, sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi, sử dụng nước sạch, xây dựng và sử dụng các công trình hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, vận động thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, bảo đảm an toàn vệ sinh trong lao động… Thông qua hoạt động Hội, xây dựng mô hình, sinh hoạt chi, tổ Hội và phối hợp với các ngành để tuyên truyền các bộ luật, nghị định và văn bản ngành…; tổ chức ký cam kết đến các hộ tham gia. Từ đó nhận thức của nông dân ngày một nâng cao, ý thức bảo vệ bản thân, cộng đồng và xã hội được đại đa số nông dân hiểu và thực hiện; hạn chế các vụ việc sảy ra: ngộ độc thực phẩm, tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm, …Đồng thời, các cấp Hội chủ động phối hợp với các cấp, các ngành triển khai thực hiện các dự án, mô hình như: Mô hình thu gom, xử lý rác thải, chất thải trong nông thôn tại xã Bờ Y huyện Ngọc Hồi, xã Kon Đào huyện Đăk Tô.

Các cấp Hội trong tỉnh chủ động phối hợp để thực hiện chương trình phối hợp với các ngành: quân sự, công an để tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, nông dân về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới. Tham gia hưởng ứng cuộc vận động “Nông dân với Trường Sa”, thực hiện tốt công tác “Hậu phương quân đội”, “xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa”;

Thực hiện Nghị quyết số 09 và Quyết định 138 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ sở ký cam kết thực hiện. Hàng năm có 442 chi hội đăng ký không có hội viên vi phạm pháp luật và mắc các tệ nạn xã hội. Đẩy mạnh các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn” giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sỹ; đóng góp xây nhà tình thương, tặng sổ tiết kiệm và thăm hỏi tặng quà các đối tượng chính sách, hội viên, nông dân nghèo nhân các ngày lễ,Tết, thăm tặng quà tân binh…Đến nay toàn tỉnh thành lập được 13 Câu lạc bộ Nông dân với pháp luật với 650 thành viên tham gia. Thông qua hoạt động của các Câu lạc bộ đã góp phần tích cực vào việc tuyên truyền, tư vấn pháp luật, nắm bắt tâm tư, đề nghị của nông dân và thông qua đó các cấp Hội giám sát chính quyền trong việc thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước tại địa phương. Hàng năm, các cấp Hội xây dựng mô hình điểm cấp cơ sở để chỉ đạo, nhân rộng, trong đó Trung ương Hội tạo điều kiện kinh phí xây dựng 05 mô hình điểm thực hiện Chỉ thị 81 và tuyên truyền pháp luật đến nông dân. Thông qua xây dựng mô hình chỉ đạo giúp cho đội ngũ cán bộ Hội từ cơ sở đến tỉnh hiểu các nội dung, phương pháp tổ chức Hội tham gia việc tiếp dân, tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, vì vậy có tác dụng tốt trong việc vận động nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới. Góp phần vào việc ổn định tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững và ổn định.Thông qua đó làm cho nông dân tin tưởng chủ trương, đường lối chính sách đổi mới của Đảng, sự quản lý điều hành của Chính quyền địa phương.

Các cấp Hội phối hợp với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tuyên truyền vận động hội viên, nông dân đăng ký thi đua xây dựng gia đình văn hoá, tích cực tham gia xây dựng hương ước, quy ước, xây dựng thôn, làng, xã văn hoá. Thông qua sinh hoạt chi, tổ Hội thường xuyên tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân thực hiện nếp sống văn hoá trong việc cưới, việc tang và tổ chức lễ hội, bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội; hướng dẫn, vận động hội viên, nông dân tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường; đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ và bảo vệ trật tự, trị an trong thôn, làng. Hàng năm có 38.000 hộ hội viên, nông dân đăng ký đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; có 29.000 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa.

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW bộ mặt nông nghiệp, nông thôn, nông dân tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần cải thiện đời sống của người dân nông thôn, nhiều chỉ tiêu đã đạt và vượt mục tiêu đề ra. Nông thôn tiếp tục phát triển toàn diện, đồng bộ, bộ mặt nông thôn có những chuyển biến tích cực theo hướng văn minh, hiện đại và theo tiêu chí Nông thôn mới. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện, điều kiện học tập, khám chữa bệnh, sinh hoạt văn hóa được cải thiện, an ninh trật tự ổn định, chính trị được giữ vững./.

Nguyễn Xuân Lộc

Số lượt xem:1977
Bài viết liên quan:
THÔNG BÁO
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH KON TUM
 
 

LIÊN KẾT WEBSITE

Trang thông tin điện tử Ban Dân tộc thuộc Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum 
Quản lý và nhập tin: Ban Dân tộc, số 163 - Bà Triệu - Thành phố Kon Tum - Tỉnh Kon Tum 
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban. 
Điện thoại: 02603.866.127 - Fax: 02603.866.127 - Email: bandantoc-kontum@chinhphu.vn.
                   Ghi rõ nguồn "Trang Thông tin điện tử Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum" hoặc "bandantoc.kontum.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ nguồn này. 

3827834 Tổng số người truy cập: 43 Số người online:
Phát triển:TNC