banner
Thứ 2, ngày 29 tháng 4 năm 2024
Tăng cường công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào DTTS tại huyện Ngọc Hồi
7-6-2018

Toàn huyện có 7 xã, thị trấn, 76 thôn, làng, tổ dân phố với trên 57 nghìn người thuộc 17 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 57% dân số trên địa bàn huyện, chủ yếu là dân tộc Xơ Đăng, Giẻ Triêng và các dân tộc thiểu số khác di cư vào sinh sống như: Mường, Tày, Nùng. Trong đó có dân tộc Brâu là 01 trong 05 dân tộc rất ít người trên cả nước sinh sống trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Ngọc Hồi đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác dân vận và các chính sách dân tộc vì vậy tình hình kinh tế-xã hội, đời sống của nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục chuyển biến tích cực; kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội tiếp tục có bước phát triển nhanh. Theo kết quả phân định trình độ phát triển đến năm 2018 toàn huyện có 1 xã thuộc khu vực III (giảm 02 xã so với năm 2015), 02 xã thuộc khu vực II và 4 xã thuộc khu vực I. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện đến cuối năm 2017 là 7,09%, đặc biệt đây là là 01 trong 02 địa phương (Thành phố Kon Tum) có tỷ lệ hội nghèo thấp nhất trong các huyện, thành phố trong tỉnh.

Thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 20-10-2015 của Ban Bí thư, Đến nay, 100% cấp ủy trực thuộc trên địa bàn huyện đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 49-CT/TW; chỉ đạo việc kiện toàn, củng cố các bộ phận làm công tác dân tộc của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn.

Việc triển khai thực hiện Chỉ thị 49 đã tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội, cán bộ, đảng viên về vai trò, vị trí công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; xác định đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là nội dung quan trọng của công tác vận động quần chúng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; giúp cấp ủy, chính quyền nắm bắt kịp thời tình hình dân tộc để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chăm lo đời sống nhân dân nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng; góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địaphương.

Cùng với đó, cấp ủy các cấp đã quán triệt, triển khai thực hiện việc sơ kết Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) về công tác dân tộc theo chỉ đạo chung của tỉnh; Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 3-6-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới; Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2015-2020. Các Ban của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp huyện, xã có nhiều đổi mới trong nội dung, phương thức hoạt động, giám sát, tiếp xúc cử tri, giám sát các chương trình chính sách xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo hướng dân chủ, cụ thể, thiết thực.Từng bước đổi mới phương pháp vận động, lồng ghép với các phong trào của các đoàn thể, tổ chức ký kết và triển khai các nội dung chương trình phối hợp giữa các ngành trên địa bàn. Thường xuyên cử cán bộ bám sát cơ sở, nắm bắt diễn biến tư tưởng đoàn viên, hội viên của từng tổ chức, chú trọng đến đoàn viên, hội viên là người dân tộc thiểu số; thăm hỏi, tranh thủ phát huy vai trò của già làng, trưởng thôn, người có uy tín, tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số, các chức sắc tiến bộ trong các tôn giáo.Ủy ban nhân dân các cấp triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình số 04, ngày 20/12/2016 của Ban Dân vận Tỉnh ủy và Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh về công tác dân vận 2016-2021 theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 16-5-2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường và đổi mới công tác dân vận trong các cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới; trong đó, tập trung làm chuyển biến nhận thức về công tác dân vận của chính quyền ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Bà Y Pan, người có uy tín trong dân tộc người Brâu, thôn Đăk Mế, xã Bờ Y kể chuyện BĐBP giúp nhân dân phát triển kinh tế, dạy học, khám chữa bệnh

Các đơn vị lực lượng vũ trang đã tổ chức các tổ, đội công tác bám sát địa bàn các thôn, làng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nắm tình hình, tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước giúp nhân dân phát triển kinh tế, giảm nghèo, vận động nhân dân tham gia phòng chống các tện nạn xã hội, tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, góp phần xây dựng thế trận lòng dân vững chắc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở vùng sâu, vùng xã, biên giới.

Nhờ lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác dân vận và các chính sách dân tộc mà tình hình kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục chuyển biến tích cực; kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội tiếp tục có bước phát triển nhanh. Đến nay, 100% xã có đường nhựa đến UBND xã, 100% các thôn, làng có đường ô tô đi đến được; 100% thôn, làng có điện lưới quốc gia; 100% xã cơ bản có hệ thống thủy lợi đáp ứng đủ nhu cầu về tưới tiêu trong sản xuất, 100% thôn, làng có nhà sinh hoạt cộng đồng, 100% xã có điểm bưu điện văn hóa xã đạt chuẩn, 100% thôn, làng được phủ sóng phát thanh, truyền hình và sóng điện thoại di động, trên 90% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh... Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng từng bước được cải thiện với 5/7 xã có tỷ lệ hộ nghèo dưới 7% theo tiêu chí nghèo đa chiều. 7/7 xã trên địa bàn huyện đã hoàn thành đồ án quy hoạch chung và đề án xây dựng nông thôn mới; đến nay có 2 xã: Đăk Nông, Đăk Kan đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2016.

Để công tác dân vận trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt kết quả hơn nữa, bên cạnh việc triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn huyện. Đề nghị Trung ương quan tâm cấp đảm bảo kinh phí để thực hiện đạt các chỉ tiêu theo các Đề án được phê duyệt tại Quyết định 941a về thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020, Quyết định 941b/QĐ-UBND ngày 20/9/2017 phê duyệt Đề án hỗ trợ phát kinh tế- xã hội dân tộc thiểu số rất ít người đến năm 2025 để địa phương triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, làng đặc biệt khó khăn và duy trì nâng cao vị thế của dân tộc Brâu, giảm nghèo, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào Brâu một cách bền vững nhằm giảm dần sự chênh lệch về khoảng cách phát triển các dân tộc khác trong vùng; xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu tại thôn Đăk Mế, xã Bờ Y nơi sinh sống tập trung của đồng bào dân tộc Brâu; góp phần vào sự nghệp bảo vệ Tổ quốc, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn huyện.

Nguyễn Thanh Hưng

Số lượt xem:1016
THÔNG BÁO
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH KON TUM
 
 

LIÊN KẾT WEBSITE

Trang thông tin điện tử Ban Dân tộc thuộc Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum 
Quản lý và nhập tin: Ban Dân tộc, số 163 - Bà Triệu - Thành phố Kon Tum - Tỉnh Kon Tum 
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban. 
Điện thoại: 02603.866.127 - Fax: 02603.866.127 - Email: bandantoc-kontum@chinhphu.vn.
                   Ghi rõ nguồn "Trang Thông tin điện tử Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum" hoặc "bandantoc.kontum.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ nguồn này. 

3827100 Tổng số người truy cập: 35 Số người online:
Phát triển:TNC