banner
Thứ 6, ngày 29 tháng 3 năm 2024
Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa XI huyện Đăk Hà
11-5-2022

Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW, các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện đã được cơ quan, đơn vị, đoàn thể và các xã, thị trấn tập trung triển khai thực hiện và đạt kết quả quan trọng.

Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW, các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện đã được cơ quan, đơn vị, đoàn thể và các xã, thị trấn tập trun triển khai thực hiện và đạt kết quả quan trọng. Các chính sách giảm nghèo đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân từng bước nâng cao đời sống. Điển hình, từ năm 2012 - 2022, ước tính giải quyết việc làm mới trên 4.000 lao động; tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho hơn 6.000 người lao động tham gia; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 3,70%/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm qua các năm từ 22,49% năm 2016 giảm còn 9,46% vào cuối năm 2020. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 32,6 triệu đồng năm 2015 lên 46,15 triệu đồng/người/năm vào cuối năm 2021.

Huyện đã thực hiện kịp thời chính sách về bảo hiểm cho người lao động là người dân tộc thiểu số cho các đối tượng khó khăn trên địa bàn. Từ năm 2012 số người đồng bào dân tộc thiểu số được cấp thẻ BHYT là 14.995 người và đến đến hết năm 2021, số người đồng bào dân tộc thiểu số được cấp thẻ BHYT là  28.641 người.

Về giáo dục tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi, công tác phổ cập giáo dục các cấp giai đoạn 2012-2020, tiếp tục củng cố, duy trì vững chắc, nâng cao chất lượng các tiêu chuẩn phổ cập. Công tác phổ cập giáo dục vùng DTTS tập trung vào việc duy trì kết quả huy động học sinh trong độ tuổi đi học và học sinh hoàn thành chương trình các cấp tiểu học, đến cuối năm 2021, tỷ lệ huy động học sinh vùng DTTS đi học đúng độ tuổi các cấp đạt 88,6%.

Về nhà ở tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi, giải quyết vấn đề nhà ở cho hộ chính sách và hộ nghèo, nhất là hộ đồng bào DTTS là một trong những nhiệm vụ chung của Đảng và Nhà nước. Trong giai đoạn 2012-2020 và đến nay, bằng các nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia, sự đóng góp của toàn xã hội trên địa bàn huyện đã xóa được 476 căn nhà tạm trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện.

Về nước sạch tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi, hỗ trợ cho 12.642 hộ  hộ thiếu nước sinh hoạt phân tán cho hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ cận nghèo ở các thôn, xã đặc biệt khó khăn số hộ vùng dân tộc thiểu số và miền núi dùng nước hợp vệ sinh.

Về thông tin truyền thông tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi, thường xuyên tổ chức tuyên truyền về một số vấn đề về chính sách xã hội; tuyên truyền Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, chính sách đối với người có công, tuyên truyền về an sinh xã hội toàn dân, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin, truyền thông, góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của Nhân dân với các hình thức như: Tin, bài, phóng sự, panô, khẩu hiệu, xe loa cổ động, tuyên truyền cơ sở, qua đó, nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về các chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

Bên cạnh kết quả đạt được, việc thực hiện các vấn đề về chính sách an sinh xã hội vẫn còn một số hạn chế như: Nguồn vốn huy động thực hiện còn hạn chế, việc lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn gặp nhiều khó khăn; giới thiệu việc làm trong nước và xuất khẩu lao động hiệu quả chưa cao; kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững; công tác trợ giúp xã hội gặp nhiều khó khăn.

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách an sinh xã hội trong thời gian tới, cần có những giải pháp như Tăng cường sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của chính quyền, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội trong việc thực hiện các chương trình, chính sách xã hội; Nâng cao nhận thức về việc thực hiện các chính sách xã hội thông qua việc quán triệt, tuyên truyền để cán bộ, nhân dân hiểu rõ các chính sách xã hội, từ đó nhận thức đầy đủ các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và chủ động thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc đến năm 2030 và định hướng đến năm 2045; Tiếp tục vận động, hướng dẫn đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích hợp; đồng thời đẩy mạnh khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật, học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất có hiệu quả; Lồng ghép các chương trình đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số như đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ đất sản xuất, cho vay vốn để phát triển sản xuất đối với những hộ nghèo không có đất sản xuất, thiếu đất sản xuất; Có chính sách đặc thù, ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất và đời sống nhằm nâng cao thu nhập và mức sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình, dự án, chính sách xã hội trên địa bàn huyện nhằm thực hiện đảm bảo đúng đối tượng thụ hưởng chính sách và đúng quy định hiện hành./.

Xuân Lộc

Số lượt xem:1357
Bài viết liên quan:
THÔNG BÁO
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH KON TUM
 
 

LIÊN KẾT WEBSITE

Trang thông tin điện tử Ban Dân tộc thuộc Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum 
Quản lý và nhập tin: Ban Dân tộc, số 163 - Bà Triệu - Thành phố Kon Tum - Tỉnh Kon Tum 
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban. 
Điện thoại: 02603.866.127 - Fax: 02603.866.127 - Email: bandantoc-kontum@chinhphu.vn.
                   Ghi rõ nguồn "Trang Thông tin điện tử Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum" hoặc "bandantoc.kontum.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ nguồn này. 

3743403 Tổng số người truy cập: 47 Số người online:
Phát triển:TNC