banner
Thứ 2, ngày 29 tháng 4 năm 2024
Kết quả thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh
16-3-2020

Về Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, giai đoạn 2016-2020 (Tiểu dự án 3, Dự án 1, Chương trình 30a). Kế hoạch kinh phí giao giao giai đoạn 2016-2020 là 152.928 triệu đồng; Kinh phí thực hiện đến năm 2019 là 125,.729 tỷ đồng, đạt 98% so với kế hoạch giao. Hạng mục hỗ trợ cây lương thực (giống lúa, ngô); cây công nghiệp (cà phê, cây bời, keo lai); gia cầm (ngan, vịt); gia súc (trâu, bò, lợn dê); hỗ trợ làm chuồng trại, xây dựng các mô hình chuồng trâu, bò, bền vững; vật tư (phân bón các loại, thuốc BVTV); ; hỗ trợ máy, thiết bị, công cụ phục vụ sản xuất. Tổng số hộ tham gia  15.574 hộ thuộc diện nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo.

Về Tiểu dự án 2, Dự án 2 (Chương trình 135): Kế hoạch giao năm 2016 -2020 là 108.546 triệu đồng thực hiện hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, tập huấn kỹ thuật…hỗ trợ máy nông nghiệp, công cụ phục vụ sản xuất. Kinh phí đã thực hiện năm 2016-2019 là 81,917 tỷ đồng, đạt 97,5% so với kế hoạch. Tổng số hộ thụ hưởng 8.090 hộ thuộc diện nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo.

Về Dự án 3 - Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135, đã có 546 hộ thuộc diện nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo được thụ hưởng; kinh phí thực hiện giai đoạn 2016-2019 là 3,735 tỷ đồng, đạt 98% so với kế hoạch. Các nội dung đã thực hiện hỗ trợ gồm: cây công nghiệp (cây bời, keo lai); gia súc (trâu, bò, lợn, dê); vật tư (phân bón các loại, thuốc BVTV); hỗ trợ máy, thiết bị, công cụ phục vụ sản xuất; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, tập huấn kỹ thuật…hỗ trợ máy nông nghiệp, công cụ phục vụ sản xuất, kết quả thực hiện.

Mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng của Nông dân huyện Đăk Tô. Ảnh: PN

Năm 2020, cả 03 dự án trên tỉnh đã giao 51.685 triệu đồng cho các địa phương, đang tiến hành chọn hộ, xây dựng dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, để thực hiện.

Qua thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo 2016-2020 trên địa bàn tỉnh luôn được sự quan tâm của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh. Quá trình triển khai dự án, các huyện, thành phố hỗ trợ cây công nghiệp, gia súc, vật tư, hỗ trợ máy, thiết bị, công cụ phục vụ sản xuất cho các hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo... Nhìn chung, các hộ nghèo tham gia dự án đã cam kết sử dụng nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước đúng mục đích, bảo toàn được nguồn vốn. Kết quả triển khai thực hiện dự án cơ bản đạt tiến độ kế hoạch phục vụ nhu cầu về đời sống, sản xuất của nhân dân, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân và được nhân dân đồng tình ủng hộ. Dự án đã góp phần chuyển đổi mạnh về cơ cấu kinh tế cho nhân dân, đặc biệt là giúp người dân về kỹ thuật sản xuất, chuyển đổi cây trồng theo hướng hàng hóa, thực tế qua các năm trên địa bàn tỉnh tập trung hỗ trợ các loại cây giống như cao su, cà phê, bời lời, giống lúa năng xuất cao..., các loại con giống như trâu, bò sinh sản, heo, ngan pháp... đã mang lại hiệu quả về kinh tế.

Việc triển khai thực hiện các tiểu dự án qua các năm đã tạo được những chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn và giảm nghèo của người dân. Cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội đối với người dân khu vực nông thôn được nâng cao, môi trường ngày càng được cải thiện, đã góp phần tích cực trong công tác giải quyết việc làm người dân nông thôn, nhất là các xã đặc biệt khó khăn. Kinh tế xã hội ở vùng sâu, vùng xa đã có bước phát triển; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo tham gia dự án giảm từ 3-4%/ năm đã phát huy tốt hiệu quả đầu tư, đẩy mạnh phát triển sản xuất, ổn định đời sống của nhân dân trên địa bàn các huyện nghèo, xã khó khăn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống của người dân.

Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình MTQG trong thời gian đến cần thực hiện một số giải pháp, đó là:

Một là, tiếp tục tăng cường công tác vận động, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng các chương trình, chính sách của Đảng và Nhà nước hỗ trợ cho nhân dân vùng đồng bào DTTS, xã đặc biệt khó khăn về phát triển sản xuất để tạo sự đồng thuận trong nhân dân nhằm đảm bảo và thúc đẩy sự bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển, tôn trọng và giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc.

Hai là, xây dựng các mô hình sản xuất điển hình mang lại thu nhập cao từ đó người dân thấy được hiệu quả thiết thực nhằm nhân rộng các mô hình; đồng thời có cán bộ kỹ thuật thường xuyên phổ biến, hướng dẫn các kiến thức khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, quy trình kỹ thuật để người dân làm theo.

Ba là, phát huy và thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, đối với các nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng giảm nghèo phải lấy ý kiến từ người dân về nhu cầu cần hỗ trợ; từ đó xác định loại cây trồng, vật nuôi, danh mục hỗ trợ cần thiết để xây dựng kế hoạch, nhu cầu, nội dung hỗ trợ hằng năm và cho cả giai đoạn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.

Bốn là, phát huy vai trò của ngành nông nghiệp trong việc quản lý, giám sát, đánh giá và thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế thuộc lĩnh vực ngành chủ trì, quản lý. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện các nội dung của các Tiểu dự án theo từng địa bàn (30a, 135, ngoài vùng 30a và 135) để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại cơ sở trong quá trình triển khai thực hiện nhằm đạt kết quả cao.

Năm là, các huyện, thành phố cần tăng cường tổ chức gắn kết, lồng ghép nguồn vốn các chương trình, chính sách dân tộc được triển khai thực hiện trên địa bàn với các chương trình mục tiêu quốc gia khác như: Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Dự án hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chính sách hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với huyện nghèo và các nguồn vốn khác có cùng mục tiêu hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất để tập trung nguồn lực hỗ trợ, tạo điều kiện cho hộ nghèo phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo; đồng thời khơi dậy tinh thần tự giác, tự lực, tự cường, khắc phục tư tưởng tự ty, ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước./.

Nguyễn Thanh Hưng

Số lượt xem:3371
Bài viết liên quan:
THÔNG BÁO
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH KON TUM
 
 

LIÊN KẾT WEBSITE

Trang thông tin điện tử Ban Dân tộc thuộc Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum 
Quản lý và nhập tin: Ban Dân tộc, số 163 - Bà Triệu - Thành phố Kon Tum - Tỉnh Kon Tum 
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban. 
Điện thoại: 02603.866.127 - Fax: 02603.866.127 - Email: bandantoc-kontum@chinhphu.vn.
                   Ghi rõ nguồn "Trang Thông tin điện tử Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum" hoặc "bandantoc.kontum.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ nguồn này. 

3825729 Tổng số người truy cập: 60 Số người online:
Phát triển:TNC