banner
Thứ 6, ngày 26 tháng 4 năm 2024
Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS giai đoạn 2018-2025”
1-12-2017

Mục tiêu của Đề án nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia bình đẳng giới.

Theo đó, các chỉ tiêu cụ thể của Đề án là: 100% cán bộ làm công tác dân tộc ở địa phương, 50% cán bộ làm công tác liên quan đến bình đẳng giới ở cấp huyện, cấp xã và người có uy tín, già làng, trưởng bản vùng dân tộc thiểu số có đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống được phổ biến pháp luật về bình đẳng giới và tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới; Phấn đấu 80% số hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người được tiếp cận thông tin về giới và pháp luật về bình đẳng giới; 100% các trường, lớp bán trú và dân tộc nội trú được tuyên truyền kỹ năng sống, về giới và bình đẳng giới với nội dung và thời lượng phù hợp với lứa tuổi; Ít nhất 50% cán bộ làm công tác dân tộc ở huyện, xã có đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống được tập huấn kỹ năng hoạt động bình đẳng giới, kỹ năng lồng ghép giới trong soạn thảo văn bản và tổ chức thực hiện chính sách; 30-50% các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống xây dựng mô hình về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới.

Đề án được triển khai tại các xã và huyện có đồng bào dân tộc thiểu số, trọng tâm là địa bàn có dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống. Đối tượng thực hiện của Đề án gồm có đồng bào các dân tộc thiểu số rất ít người, già làng, người có uy tín, cán bộ thôn, bản và các tổ chức đoàn thể ở thôn, bản; cán bộ, công chức, viên chức công tác trên địa bàn huyện, xã vùng dân tộc thiểu số có đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống.

Đề án đề ra 04 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu gồm: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới nhằm chuyển biến nhận thức và hành vi của đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là các dân tộc thiểu số rất ít người; Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, nâng cao năng lực tổ chức và triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, ban giám hiệu các trường trung học phổ thông nội trú, bán trú các cấp, người có uy tín ở địa bàn có người dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống; Hỗ trợ xây dựng và thực hiện các mô hình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới thông qua các can thiệp phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, hỗ trợ phát triển kỹ năng xã hội và năng lực kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tranh thủ sự hỗ trợ, tài trợ nguồn lực và kinh nghiệm của các tổ chức, cá nhân ngoài nước.

Kinh phí thực hiện Đề án được bảo đảm bởi Ngân sách nhà nước và các nguồn tài trợ, viện trợ và nguồn huy động hợp pháp khác.

Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng kế hoạch và hướng dẫn triển khai thực hiện./.

Bùi Văn Thắng

Số lượt xem:1473
Bài viết liên quan:
THÔNG BÁO
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH KON TUM
 
 

LIÊN KẾT WEBSITE

Trang thông tin điện tử Ban Dân tộc thuộc Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum 
Quản lý và nhập tin: Ban Dân tộc, số 163 - Bà Triệu - Thành phố Kon Tum - Tỉnh Kon Tum 
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban. 
Điện thoại: 02603.866.127 - Fax: 02603.866.127 - Email: bandantoc-kontum@chinhphu.vn.
                   Ghi rõ nguồn "Trang Thông tin điện tử Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum" hoặc "bandantoc.kontum.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ nguồn này. 

3819037 Tổng số người truy cập: 39 Số người online:
Phát triển:TNC