banner
Thứ 6, ngày 29 tháng 3 năm 2024
Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS của tỉnh Kon Tum
31-5-2021

Giai đoạn 2013-2020, tỉnh Kon Tum triển khai 16 dự án sử dụng vốn ODA. Các dự án tập trung tại các lĩnh vực ưu tiên như Giảm nghèo và an sinh xã hội, Đào tạo, dạy nghề, nâng cao năng lực và giải quyết việc làm cho người DTTS, Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS, Tài nguyên, môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu, Bảo tồn, phát triển văn hóa các tộc người và bảo vệ quyền của người dân tộc thiểu số góp phần tích cực trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững cho người dân trong vùng dự án.

Giai đoạn 2013-2020, tỉnh Kon Tum triển khai 16 dự án sử dụng vốn ODA. Các dự án tập trung tại các lĩnh vực ưu tiên như Giảm nghèo và an sinh xã hội, Đào tạo, dạy nghề, nâng cao năng lực và giải quyết việc làm cho người DTTS, Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS, Tài nguyên, môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu, Bảo tồn, phát triển văn hóa các tộc người và bảo vệ quyền của người dân tộc thiểu số góp phần tích cực trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững cho người dân trong vùng dự án. Tổng vốn ký kết là 2.579.448 triệu đồng, vốn giải ngân tính đến 31 tháng 12 năm 2020 là 1.503.221 triệu đồng. Trong điều kiện nguồn lực công còn nhiều hạn chế, nguồn vốn ODA đã và đang góp phần đáng kể trong việc hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn. Các dự án ODA được triển khai theo quy định của pháp luật, đảm bảo tiến độ và phù hợp với cam kết của nhà tài trợ. Các dự án triển khai đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực như: Hệ thống thuỷ lợi, giao thông nông thôn, cấp nước sinh hoạt quy mô nhỏ cơ bản đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của người dân; đã chuyển giao kỹ thuật, mô hình và cung cấp các nguồn giống có chất lượng cao trong sản xuất nông nghiệp, góp phần tích cực trong việc giải quyết việc làm, tạo thu nhập, từng bước góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trong vùng dự án. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, giáo dục được cải thiện; chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao, hỗ trợ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Các tiến bộ khoa học, kỹ thuật được chuyển giao, năng lực và kinh nghiệm quản lý của cán bộ, công chức các cấp từng bước được nâng lên. Hỗ trợ người dân quản lý và bảo vệ rừng, cải thiện việc tương tác giữa chính quyền và người dân và nâng cao mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ công.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện còn có những khó khăn vướng mắc: Số lượng dự án được triển khai còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế -xã hội trên địa bàn. Khả năng tiếp cận thông tin và sự chủ động trong công tác vận động nguồn vốn chưa kịp thời. Đa phần các dự án đã tiếp nhận trên địa bàn trong thời gian qua dựa vào kết quả hợp tác phát triển giữa Việt Nam với các nhà tài trợ. Hiện nay, các nhà tài trợ đã điều chỉnh cơ cấu nguồn ODA theo hướng giảm nguồn vốn viện trợ không hoàn lại và các khoản ODA vay có điều kiện tài chính trở nên ngày càng kém ưu đãi hơn; Thu hút đầu tư nước ngoài chưa tương xứng với tiềm năng, góp phần nâng cao giá trị gia tăng hàng hóa và thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ tại địa phương. Phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp, khả năng liên doanh liên kết với nhà đầu tư nước ngoài gặp nhiều khó khăn.

Để triển khai thực hiện hiệu quả vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong thời gian đến cần đề ra các giải pháp:

Một là, lựa chọn huy động nguồn vốn ODA với các điều kiện ưu đãi cao để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội. Việc huy động và sử dụng vốn nước ngoài phải được xem xét trong tổng thể các nguồn vốn đầu tư công, phù hợp với hạn mức vay và khả năng cân đối trả nợ của địa phương.

Hai là, tăng cường thu hút đầu tư FDI theo hướng có chọn lọc, đem lại giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, tập trung tại các lĩnh vực ưu tiên bao gồm nông nghiệp công nghệ cao, thương mại, du lịch, phát triển đô thị.

Ba là, đổi mới và đa dạng phương thức vận động vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài, duy trì quan hệ với các đối tác truyền thống và tăng cường khả năng thiết lập quan hệ với các đối tác mới để tranh thủ thu hút các khoản viện trợ.

Nguyễn Xuân Lộc

Số lượt xem:903
Bài viết liên quan:
THÔNG BÁO
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH KON TUM
 
 

LIÊN KẾT WEBSITE

Trang thông tin điện tử Ban Dân tộc thuộc Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum 
Quản lý và nhập tin: Ban Dân tộc, số 163 - Bà Triệu - Thành phố Kon Tum - Tỉnh Kon Tum 
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban. 
Điện thoại: 02603.866.127 - Fax: 02603.866.127 - Email: bandantoc-kontum@chinhphu.vn.
                   Ghi rõ nguồn "Trang Thông tin điện tử Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum" hoặc "bandantoc.kontum.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ nguồn này. 

3743551 Tổng số người truy cập: 29 Số người online:
Phát triển:TNC