Trong năm 2017-2019 Ban Dân tộc đã xây dựng 09 phim tư liệu về mô tả các bước để tạo ra sản phẩm nghề truyền thống
18-3-2020

Theo đề án phê duyệt và nhằm chuẩn bị tài liệu trực quan cho công tác tổ chức Hội nghị tuyên truyền, giới thiệu về các nghề truyền thống, vận động bảo tồn nghề cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh; quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trên Trang Thông tin điện tử Ban Dân tộc, Internet…: Ban Dân tộc đã xây dựng băng đĩa về mô tả quy trình sản xuất 09 nghề truyền thống:  Dệt thổ cẩm; Rèn; Đan lát; Làm rượu cần; Chế tác nỏ; Chế tác các nhạc cụ âm nhạc truyền thống; Đẽo thuyền độc mộc; Tạc tượng; Gốm

Để chuẩn bị xây dựng băng đĩa về quy trình sản xuất sản phẩm của 1 nghề truyền thống, Ban Dân tộc mở 1 lớp dạy nghề trong khoảng 10-15 ngày (tùy theo nghề) để thực hiện quay phim về quy trình sản xuất nghề. Trong đó, khảo sát và chọn 02 nghệ nhân chính có tay nghề tốt, có khả năng truyền đạt lưu loát để truyền dạy nghề và hướng dẫn làm nghề theo kịch bản phim và mời khoảng 15-20 thanh thiếu niên người dân tộc thiểu số tại chỗ tham gia học nghề trong khoảng 1-2 tuần.

Thanh thiếu niên dân tộc Xơ Đăng tại xã Đăk Pxi huyện Đăk Hà học nghề làm nỏ

Không chỉ góp phần hồi sinh các nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền, việc sản xuất phim quy trình làm nghề truyền thống các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum còn góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong cộng đồng các dân tộc thiểu số trong việc gìn giữ, phát huy và truyền dạy các nghề truyền thống. Theo đó, lớp nghệ nhân cao tuổi, những người còn nắm giữ các nghề truyền thống đã tích cực tham gia truyền dạy nghề cho lớp trẻ.

Tổ chức quay phim nghề dệt thổ cẩm tại làng Le, xã Mô Rai huyện Sa Thầy

Tín hiệu vui là bước đầu triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã thu được kết quả tích cực. Từ chỗ  bà con dân tộc thiểu số chỉ sử dụng nghề truyền thống để phục vụ cho đời sống hàng ngày của gia đình, đến nay nhiều sản phẩm nghề truyền thống đã trở thành sản phẩm hàng hóa để phục vụ cho việc trao đổi, mua bán và là sản phẩm lưu niệm trong du lịch. Tiêu biểu như sản phẩm rượu cần, sản phẩm đan lát, sản phẩm của nghề làm nỏ ná, sản phẩm của nghề dệt thổ cẩm và sản phẩm của nghề rèn truyền thống .... Đặc biệt, quan niệm về việc làm nghề truyền thống trong cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh cũng có chuyển biến tích cực.

Trần Thị Diệu Hằng

 

Số lượt xem:536
Bài viết liên quan:
Icon  Giới thiệu sản phẩm nghề truyền thống tại Hội chợ Quốc tế Hành lang Kinh tế Đông - Tây Đà Nẵng 2018
Icon  Khai giảng lớp học khôi phục, bảo tồn nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Hrê tại xã Pờ Ê - huyện Kon Plong
Icon  Trưng bày, giới thiệu sản phẩm nghề truyền thống tại Hội chợ triển lãm khu vực miền Trung-Tây Nguyên
Icon  Thực hiện xây dựng băng đĩa quy trình sản xuất nghề Gốm truyền thống tại Thôn 7, xã Đăk Tờ Re
Icon  Ban Dân tộc xây dựng băng đĩa quy trình sản xuất nghề đan lát truyền thống tại thị trấn Sa Thầy
Icon  Phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống các DTTS tại chỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum