banner
Thứ 6, ngày 29 tháng 3 năm 2024
Thực hiện hiệu quả Chương trình 135 trên địa bàn huyện Ngọc Hồi
5-2-2020

Công trình đường GTNT được đầu tư từ nguồn vốn CTMTQGGNBV

Ngọc Hồi là một huyện miền núi, biên giới, diện tích tự nhiên 83.936,22 ha. Toàn huyện có 07 xã và 01 thị trấn với 76 thôn, tổ dân phố; có 05 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới thuộc diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020. Dân số toàn huyện khoảng 58.138 người, dân tộc thiểu số chiếm khoảng 57,16% trong đó có dân tộc thiểu số rất ít người là Brâu.

Trong năm qua việc triển khai thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc, nhất là Chương trình 135 đã tạo được những chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội xóa đói, giảm nghèo của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội đối với người dân khu vực nông thôn được nâng cao, môi trường ngày càng được cải thiện. Chương trình đã góp phần tích cực trong công tác giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo… đồng thời góp phần tạo sự chuyển biến tích cực về xây dựng môi trường văn hóa phong phú lành mạnh, nâng cao đời sống văn hóa của các tầng lớp nhân dân, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa. Kiến thức sản xuất, trình độ học vấn, hiểu biết pháp luật của người dân được nâng lên, điều kiện chăm sóc sức khỏe ngày càng tốt hơn; Kinh tế xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới đã có bước phát triển; tỷ lệ hộ đói nghèo, thất nghiệp, thiếu việc làm và các tệ nạn xã hội giảm dần; trình độ dân trí, chất lượng nguồn lao động được nâng cao; chính trị, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; Cơ sở hạ tầng các đặc biệt khó khăn được cải thiện, các công trình giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, trường lớp học đã phát huy hiệu quả đầu tư, đẩy mạnh phát triển sản xuất, ổn định đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện, các xã khó khăn, xã biên giới góp phần đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân.

Cụ thể, trong năm 2019, huyện được đầu tư hơn 04 tỷ đồng xây dựng 13 công trình các loại như công trình giao thông, thủy lợi, trong đó đầu tư xây dựng mới trong năm là 05 công trình, bố trí chuyển tiếp 03 công trình từ năm trước và duy tu sửa chữa các công trình sau đầu tư là 05 công trình, các công trình xây dựng hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả tốt kịp thời phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân vùng vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới.

Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo, huyện đã đầu tư hơn 01 tỷ đồng hỗ trợ giống cây trồng (cây cà phê, sâm dây), vật nuôi (bò), hỗ trợ vật tư (phân bón, thuốc chống mối, thuốc bảo vệ thực vật), công cụ phục vụ sản xuất (bình phun thuốc) và tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê. Qua triển khai dự án đã góp phần chuyển đổi mạnh về cơ cấu kinh tế cho người dân, đặc biệt là giúp người dân về kỹ thuật sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, các loại giống, cây trồng vật nuôi đã mang lại hiệu quả về kinh tế đem lại cuộc sống ấm no hanh phúc cho người dân.

Bên cạnh đó, việc nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở đã được quan tâm, hàng năm huyện đã cử hàng trăm lượt cán bộ tham gia tập huấn bồi dưỡng kiến thức, lựa chọn cử cán bộ đi học tập kinh nghiệm ở các tỉnh bạn. Qua đó từng bước góp phần nâng cao trình độ, năng lực quản lý, năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ cấp xã về cơ chế quản lý Chương trình và các chương trình, chính sách dân tộc đang triển khai thực hiện tại địa phương.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện Chương trình còn những khó khăn như: Việc tổ chức thực hiện ở cơ sở còn nhiều lúng túng, nhất là đối với các xã được giao làm chủ đầu tư, năng lực cán bộ hạn chế; một số huyện giao xã làm chủ đầu tư nhưng không hướng dẫn, giúp đỡ xã về chuyên môn nghiệp vụ, quy trình, thủ tục đầu tư; Công tác quản lý, khai thác sử dụng công trình ở xã chưa được quan tâm thực hiện tốt; Hoạt động của Ban quản lý, Ban giám sát của một số xã chưa thể hiện hết chức năng, nhiệm vụ; vì vậy kết quả công tác kiểm tra, giám sát chưa cao.

Để thực hiện tốt Chương trình, trong thời gian đến cần đề ra các giải pháp sau: (i) Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Chương trình 135 năm 2020 ngay từ đầu năm; (ii) Tăng cường sự chỉ đạo, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc triển khai thực hiện chương trình, chính sách dân tộc đảm bảo quy định hiện hành, đạt hiệu quả; (iii) Huy động các nguồn lực, thực hiện lồng ghép các nguồn vốn chương trình, dự án khác để nâng cao hiệu quả đầu tư chương trình; (iv) Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, công khai, minh bạch, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia ngay từ đầu, nhất là khâu lựa chọn xác định các hạng mục công trình ưu tiên để đầu tư xây dựng, phát huy được nội lực trong nhân dân, khai thác được tiềm năng và thế mạnh của địa phương, nhân dân tích cực tham gia giám sát, công trình đảm bảo chất lượng và hiệu quả dự án được phát huy (v) Thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định./.

Nguyễn Xuân Lộc

Số lượt xem:1491
Bài viết liên quan:
THÔNG BÁO
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH KON TUM
 
 

LIÊN KẾT WEBSITE

Trang thông tin điện tử Ban Dân tộc thuộc Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum 
Quản lý và nhập tin: Ban Dân tộc, số 163 - Bà Triệu - Thành phố Kon Tum - Tỉnh Kon Tum 
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban. 
Điện thoại: 02603.866.127 - Fax: 02603.866.127 - Email: bandantoc-kontum@chinhphu.vn.
                   Ghi rõ nguồn "Trang Thông tin điện tử Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum" hoặc "bandantoc.kontum.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ nguồn này. 

3743470 Tổng số người truy cập: 29 Số người online:
Phát triển:TNC