banner
Thứ 5, ngày 25 tháng 4 năm 2024
Kết quả thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện Sa Thầy
3-4-2020

Triển khai Chương trình 135 giai đoạn 2016-2019, toàn huyện đã đầu tư xây dựng mới, nâng cấp 90 công trình (giao thông 74 công trình, điện 03 công trình, văn hóa 03 công trình, giáo dục 04 công trình, nước sinh hoạt 06 công trình), kinh phí thực hiện 32.933 triệu đồng,  đạt 82,5% kế hoạch. Tổng số công trình đã duy tu bảo dưỡng là 40 công trình (Công trình giao thông, thủy lợi, văn hóa, giáo dục, nước sinh hoạt…), tổng số vốn đã giải ngân là 1.195,6 triệu đồng. Từ năm 2017, huyện đã cử 362 cán bộ xã, thôn và người dân cộng đồng tại các xã, thôn ĐBKK tham gia tập huấn nhằm nâng cao năng lực quản lý, triển khai và giám sát chương trình 135; chọn cử 09 cán bộ xã, thôn tham gia các đợt tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình quản lý, triển khai có hiệu quả ngoài tỉnh để về triển khai tại địa phương. Sau khi được tiếp nhận kiến thức từ các lớp tập huấn và các đợt đi tham quan, học tập kinh nghiệm, nhìn chung công tác quản lý, giám sát tại cơ sở ngày càng tốt hơn, các mô hình triển khai ngày càng mang lại hiệu quả cao hơn.  Đến nay, có 7/7 xã ĐBKK đủ năng lực làm chủ đầu tư dự án cơ sở hạ tầng, duy tu bảo dưỡng; 7/7 xã ĐBKK có tổ đội sản xuất tham gia thi công công trình hạ tầng thuộc Chương trình 135. Riêng nguồn vốn giao năm 2020 huyện đang triển khai thực hiện, phấn đấu hoàn thành 100% nguồn vốn và kế hoạch giao.

Ngoài ra, thực hiện nguyên tắc xã có công trình, dân có việc làm và tăng thêm thu nhập, qua triển khai tổng số ngày công tham gia giai đoạn 2016-2020 khoảng 23.188 công, tổng kinh phí trả cho người dân tham gia lao động 3.478 triệu đồng.

Có thể nói rằng, cùng với các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ từ các chương trình, dự án khác, Chương trình 135 đã góp phần làm thay đổi tình hình kinh tế - xã hội của huyện nhà nói chung và vùng hưởng lợi từ Chương trình 135 nói riêng. Cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện, đến nay 100% các xã, thôn ĐBKK đều có đường ô tô đến trung tâm xã và trục đường thôn được cứng hóa theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải; 7/7 xã ĐBKK đạt tiêu chí quốc gia về y tế, đủ điều kiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; 7/7 xã ĐBKK có mạng lưới trường mầm non, phổ thông, trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập và phổ biến kiến thức cho người dân. Điều kiện sản xuất, sinh hoạt của bà con vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa ngày càng được cải thiện. Tỷ lệ hộ gia đình ở các xã, thôn ĐBKK được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh tăng từ 61,6% đầu giai đoạn đến nay là 84,4%; các công trình thủy lợi cơ bản đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho các diện tích canh tác, tăng năng suất cho cây trồng; người dân đã mạnh dạn từng bước biết áp dụng khoa học - kỹ thuật và đầu tư nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả, mang lại thu nhập cao. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, thu nhập năm sau cao hơn năm trước, góp phần tích cực cho công tác giảm nghèo bền vững của toàn huyện nói chung và của địa bàn các xã, thôn ĐBKK nói riêng.

Nguyễn Thanh Hưng

Số lượt xem:1342
Bài viết liên quan:
THÔNG BÁO
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH KON TUM
 
 

LIÊN KẾT WEBSITE

Trang thông tin điện tử Ban Dân tộc thuộc Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum 
Quản lý và nhập tin: Ban Dân tộc, số 163 - Bà Triệu - Thành phố Kon Tum - Tỉnh Kon Tum 
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban. 
Điện thoại: 02603.866.127 - Fax: 02603.866.127 - Email: bandantoc-kontum@chinhphu.vn.
                   Ghi rõ nguồn "Trang Thông tin điện tử Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum" hoặc "bandantoc.kontum.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ nguồn này. 

3814129 Tổng số người truy cập: 74 Số người online:
Phát triển:TNC