banner
Thứ 6, ngày 19 tháng 4 năm 2024
Huyện Đăk Hà thực hiện hiệu quả chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi
15-7-2021

Huyện Đăk Hà là huyện vùng cao với dân số hiện có khoảng là 74.805 hộ, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 51,11%. Những năm qua, huyện luôn xác định thực hiện tốt công tác dân tộc, chính sách dân tộc để giúp người dân phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống. Từ đó góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân trên địa bàn.

Mô hình phát triển trồng cà phê từ nguồn vốn vay của CSXH. Ảnh TN.

Với đặc thù của huyện, ngay từ đầu năm UBND huyện đã chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Dân tộc phối hợp với các phòng, ban có liên quan; UBND các xã, thị trấn chủ động xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao về công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn. Tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chính sách đặc thù do tỉnh ban hành. Qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Giai đoạn 2018-2020, huyện đã thực hiện hoàn thành các nội dung hỗ trợ đất ở; đất sản xuất so với nhu cầu của Đề án; hỗ trợ chuyển đổi nghề thực hiện cấp hỗ trợ 21 máy phát cỏ, 24 bình phun thuốc điện, 1.433 m ống tưới cà phê các loại đối với 38 hộ với tổng kinh phí 190 triệu đồng; hỗ trợ tiền mặt cho hộ dân mua các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ sản xuất như mua ống tưới nước, mua vật dụng chứa nước và đối ứng kinh phí đầu tư trang thiết bị, vật dụng dùng để dẫn nước từ công trình nước sạch nông thôn đến hộ tiêu dùng với tổng kinh phí 310 triệu đồng; Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán: Hỗ trợ 162 bồn chứa nước, hỗ trợ 36 hộ vét giếng đối với 198 hộ với tổng kinh phí 297 triệu đồng; Vốn vay ưu đãi: Ngân hàng CSXH huyện đã thực hiện cho vay và giải ngân 4.000 triệu đối với 97 hộ trên địa bàn huyện, đạt kế hoạch vốn giao.

Nhờ thực hiện tốt việc triển khai thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn huyện nói chung và chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, vay vốn ưu đãi cho hộ đồng bào DTTS nói riêng luôn được sự quan tâm, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp; công tác phối hợp tuyên truyền của Mặt trận và các đoàn thể; sự nhiệt tình, đồng thuận tham gia thực hiện của Nhân dân trên địa bàn huyện. Quá trình tổ chức triển khai thực hiện đều có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn; giữa cơ quan chủ trì thực hiện Đề án với các cơ quan, đơn vị liên quan; công tác tổ chức rà soát đối tượng thụ hưởng, nhu cầu hỗ trợ của từng nội dung đều công khai, dân chủ từ cơ sở thôn, làng; các nội dung hỗ trợ  đều gắn với quy hoạch và điều kiện thực tế của từng địa phương... Vì vậy, các đối tượng được hỗ trợ thực sự phấn khởi, ngày càng thêm tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Song song với việc triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của chính sách đã tạo điều kiện cho các hộ có diện tích đất để làm nhà ở ổn định, các hộ được hỗ trợ đất sản xuất từng bước phát triển sản xuất trên diện tích đất được hỗ trợ để nâng cao thu nhập hộ gia đình, giảm bớt khó khăn về tình trạng thiếu lương thực; góp phần làm tăng sản lượng lương thực của địa phương, xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống và củng cố an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Một số địa phương không còn quỹ đất sản xuất để hỗ trợ đã chuyển nội dung hỗ trợ về đất sản xuất sang hình thức hỗ trợ chuyển đổi nghề, hộ dân được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, những hộ này đã thực hiện các nội dung như: mua máy móc, nông cụ phục vụ sản xuất… mang lại thu nhập cao cho người dân đã góp phần giúp cho các hộ gia đình có động lực phát triển kinh tế, tăng năng suất lao động mang lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đời sống gia đình, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS, ổn định cuộc sống lâu dài, đặc biệt đã góp phần thiết thực vào thực hiện mục tiêu giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện chính sách còn có một số khó khăn, vướng mắc như: Công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động để nâng cao nhận thức của người dân về thực hiện chính sách dân tộc có lúc, có nơi chưa được thường xuyên, còn thiếu kỹ năng trong cung cấp thông tin, vận động dẫn đến vẫn còn một số đối tượng chưa hiểu hết được tính ưu việt của chính sách, nhất là tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội; Số hộ nghèo ở các địa phương có sự thay đổi, biến động theo từng năm, do đó, danh sách đối tượng thụ hưởng được rà soát, phê duyệt Đề án so với thời điểm thực hiện có phần không còn phù hợp; một số hộ khi phê duyệt Đề án là hộ nghèo, nhưng năm tài chính thực hiện lại không thuộc hộ nghèo (đã thoát nghèo) không thuộc diện hỗ trợ, vay vốn theo quy định hoặc đang còn dư nợ chương trình cho vay hộ nghèo ở mức tối đã làm ảnh hưởng đến việc giải ngân nguồn vốn tín dụng chính sách, ảnh hưởng đến công tác tổ chức, triển khai thực hiện; Định mức hỗ trợ một số nội dung còn thấp trong khi đó nhu cầu của người dân thì nhiều, khác nhau, đối tượng được hỗ trợ thuộc hộ nghèo khả năng để góp thêm kinh phí thực hiện là rất khó; việc tổ chức lồng ghép thực hiện các chương trình, dự án khác với Đề án còn hạn chế.

Từ những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung của chính sách trên địa bàn tỉnh: Tăng cường vai trò lãnh đạo của ấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong công tác chỉ đạo, tổ chức rà soát xác định nội dung, nhu cầu, đối tượng thụ hưởng công khai dân chủ, sát với điều kiện thực tế tại địa phương và đảm bảo đúng nguyên tắc, quy trình, quy định; Đẩy mạnh công tác thông tin truyên truyền, phổ biến về nội dung, ý nghĩa, mục đích của chính sách đối với các đối tượng được thụ hưởng; chủ động nắm bắt kết quả, đánh giá hiệu quả triển khai thực hiện; Thực hiện tốt việc huy động mọi nguồn lực đóng góp, phát huy nội lực của các đối tượng được thụ hưởng chính sách để từng bước nâng cao đời sống của người dân; ngoài nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân sách, sự đóng góp của người dân, cần huy động các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân để thực hiện; Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên và có hiệu quả giữa các đơn vị, địa phương trong quá trình triển khai thực hiện nhất là việc kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi hỗ trợ các nội dung.

Nguyễn Xuân Lộc

Số lượt xem:1152
Bài viết liên quan:
THÔNG BÁO
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH KON TUM
 
 

LIÊN KẾT WEBSITE

Trang thông tin điện tử Ban Dân tộc thuộc Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum 
Quản lý và nhập tin: Ban Dân tộc, số 163 - Bà Triệu - Thành phố Kon Tum - Tỉnh Kon Tum 
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban. 
Điện thoại: 02603.866.127 - Fax: 02603.866.127 - Email: bandantoc-kontum@chinhphu.vn.
                   Ghi rõ nguồn "Trang Thông tin điện tử Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum" hoặc "bandantoc.kontum.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ nguồn này. 

3795112 Tổng số người truy cập: 46 Số người online:
Phát triển:TNC