banner
Thứ 6, ngày 29 tháng 3 năm 2024
Thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc để giảm nghèo bền vững ở huyện Đăk Glei
8-10-2018

Ảnh minh họa

Huyện Đăk Glei là một huyện vùng cao, biên giới, có tổng diện tích tự nhiên của huyện 149.241,5 ha, là cửa ngõ cực Bắc Tây Nguyên; Toàn huyện có có 12 đơn vị hành chính gồm với 11 xã và 01 thị trấn với 112 thôn, làng; có 9 xã ĐBKK và 8 thôn làng thụ hưởng Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020. Dân số toàn huyện khoảng 47.183 người, trong đó người dân tộc thiểu số 41.126 người, chiếm 87,16%, gồm các dân tộc Kinh, Giẻ - Triêng, Xơ Đăng, Gia Rai, Ba Na và dân tộc khác. Đến cuối năm 2017, hộ nghèo toàn huyện chiếm 34,35%, trong đó hộ nghèo DTTS là 39,03% tổng số hộ dân tộc thiểu số toàn huyện.

Giai đoạn 2016-2018, được sự quan tâm của Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương, đã bố trí hỗ trợ nguồn vốn theo kế hoạch để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án, chính sách trên địa bàn huyện khoảng 113.907.778 triệu đồng (trong đó Ngân sách trung ương: 113.704.778 triệu đồng; ngân sách địa phương 202 triệu đồng). Đây là nguồn lực hết sức quan trọng cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo và một số chính sách an sinh xã hội khác của huyện. Cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, chính quyền cơ sở triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách đã góp phần ổn định phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện nâng cao. Kết quả cụ thể trên một số mặt như sau: Số xã có đường giao thông đến trung tâm xã được cứng hóa 12/12 xã, thị trấn; số thôn, làng có đường giao thông đi lại được cả hai mùa 102/112 thôn, làng; Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,74%, thu nhập bình quân đầu người 20,7 triệu đồng; Lao động và giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số: Trên cơ sở văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương; Huyện đã ban hành các văn bản cụ thế hóa nhiệm vụ triển khai thực hiện tốt vấn đề lao động và giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn; Hệ thống trường, lớp được chú trọng đầu tư đáp ứng nhu cầu học tập; 100% giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của ngành; chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số nói riêng có sự chuyển biến rõ rệt; Duy trì, thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe, khám và điều trị bệnh cho nhân dân. Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh ngày càng được cải thiện và nâng lên. Các chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế được triển khai có hiệu quả và đảm bảo tiến độ. Công tác y tế dự phòng được triển khai tích cực và chủ động, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị y tế, thuốc, vật tư, hóa chất để sẵn sàng dập dịch khi có dịch bệnh xảy ra; Đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc ngày càng được nâng lên; phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và một số lễ nghi, sinh hoạt cộng đồng” trong đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục phát triển; hoạt động lễ hội truyền thống của các dân tộc được duy trì, khôi phục. Công tác bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc được chú trọng và giữ gìn, các lễ hội văn hóa thể thao các dân tộc được phát huy, nhiều lễ hội văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của đồng bào các dân tộc được khôi phục, gìn giữ và phát triển; Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn cơ bản ổn định. An ninh trong vùng dân tộc, tôn giáo, an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, văn hóa, xã hội được giữ vững. Xây dựng và thực hiện tốt các kế hoạch bảo vệ an toàn các ngành lễ lớn, các sự kiện quan trọng của đất nước, địa phương. Tiếp tục chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội trên địa bàn; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn những khó khăn nhất định. Đăk Glei là một trong những huyện nghèo của tỉnh, với điểm xuất phát thấp, trình độ dân trí không đồng đều; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn khó khăn. Ngoài ra, những năm qua thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, giá cả thị trường có nhiều biến động làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân; Tỷ lệ hộ nghèo phát sinh cao do tách hộ; hộ không có sức lao động; hộ gia đình thuộc diện di dân tái định cư nhưng chưa được bố trí đất ở; hộ di dân tự do; hậu quả do thiên tai, lũ lụt, sạt lở đất; Nguồn kinh phí được Trung ương phân bổ cho địa phương chậm, thiếu hướng dẫn cụ thể sau khi thông báo tổng mức vốn cho Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững. Vì vậy địa phương gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện. Việc huy động các nguồn lực khác ngoài ngân sách tuy đã được thực hiện nhưng vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế; Trình độ dân trí còn thấp, việc áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế.

Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững cho người dân trên địa bàn huyện nói riêng và tỉnh nói chung; trong thời gian tới cần đề ra các giải pháp sau:

Thứ nhất, tăng cường và nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhả nước;

Thứ hai, thường xuyên tuyên truyền, vận động, giáo dục để người dân nhận thức và tự giác tham gia thực hiện tất cả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước.

Thứ ba, phát huy tinh thần tự lực, tự cường của mỗi dân tộc, tích cực vươn lên phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần vươn lên thoát giảm nghèo bền vững;

Thứ tư, chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số, xây dựng lực lượng cốt cán và phát huy tốt vai trò của già làng, người cao tuổi, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, gương mẫu chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước là nhân tố quan trọng, góp phần thực hiện tốt các chương trình, dự án, chính sách kế hoạch do địa phương đề ra./.

Nguyễn Xuân Lộc

Số lượt xem:1439
Bài viết liên quan:
THÔNG BÁO
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH KON TUM
 
 

LIÊN KẾT WEBSITE

Trang thông tin điện tử Ban Dân tộc thuộc Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum 
Quản lý và nhập tin: Ban Dân tộc, số 163 - Bà Triệu - Thành phố Kon Tum - Tỉnh Kon Tum 
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban. 
Điện thoại: 02603.866.127 - Fax: 02603.866.127 - Email: bandantoc-kontum@chinhphu.vn.
                   Ghi rõ nguồn "Trang Thông tin điện tử Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum" hoặc "bandantoc.kontum.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ nguồn này. 

3742427 Tổng số người truy cập: 44 Số người online:
Phát triển:TNC