banner
Thứ 5, ngày 25 tháng 4 năm 2024
Kết quả thực hiện Chiến lược công tác dân tộc trên địa bàn thành phố Kon Tum
11-3-2020

Những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát và hỗ trợ kịp thời của Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh, cùng với với tinh thần tự lực, tự cường, linh hoạt, sáng tạo của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc thành phố Kon Tum, kinh tế luôn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, văn hóa- xã hội tiến bộ trên nhiều mặt, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Rõ nét nhất là diện mạo thành phố không ngừng đổi thay, từ các phường nội thành đến các xã vùng ven ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân thành phố Kon Tum nói chung và người dân các DTTS nói riêng ngày càng được nâng cao. Thành phố Kon Tum luôn giữ vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật, quốc phòng - an ninh và là vùng kinh tế động lực của tỉnh Kon Tum.

Có được kết quả như trên, ngoài các nguồn đầu tư  khác nhau, có sự đóng góp không nhỏ từ nguồn vốn các chương trình chính sách dân tộc trên địa bàn, kết quả như sau:

Thực hiện Chương trình 135, giai đoạn 2017-2019, thành phố đã đầu tư xây dựng và hoàn thành 91 công trình (43 công tình giao thông nông thôn, 13 công rtình giáo dục, văn hóa và duy tu bão dưỡng 35 công trình) tại các thôn, kinh phí thực hiện 11,8 tỷ đồng.

Thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn đặc biệt khó khăn theo Quyết định 2085 của Thủ tướng Chính phủ, tổng nhu cầu nguồn vốn giai đoạn 2017-2020 là 33,7 tỷ đồng (hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, hỗ trợ nước sinh hoạt và vốn vay tín dụng). Đến nay ngân sách trung ương đã phân bổ 709 triệu đồng đễ hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho 101 hộ, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 136 hộ, kinh phí thực hiện đạt 100% nguồn vốn giao; giải ngân 6, 757 tỷ đồng cho 168 lượt hỗ vay vốn phát triển sản xuất, chăn nuôi.

Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi cho 2.043 hộ/9.853 khẩu, kinh phí thực hiện giai đoạn 2015- 2018 là 793,68 triệu đồng từ Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo vùng khó khăn theo Quyết định 102 của Thủ tướng Chính phủ. Đã cấp 390.601 tờ/19 loại ấn phẩm , báo tạp chí cho đối tượng thụ hưởng theo Quyết định 45 của Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức Hội nghị tập huấn cho người có uy tín theo Quyết định 12 của Thủ tướng Chính phủ trong đồng bào DTTS với 375 lượt người tham dự; tổ chức thăm hỏi, tặng quà nhân Tết nguyên đán cổ truyền, thăm đau, thiên tai hỏa hoạn cho 450 lượt người có uy tín với tổng số tiền là 744,654 triệu đồng.

Ngoài ra trong năm 2019, toàn thành phố đã huy động 56,626 tỷ đồng để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; trong đó nguồn vốn đầu tư cho chương tình nông thôn mới là 51,5 tỷ đồng và nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là 5,2 tỷ đồng. Kết quả thực hiện 52,826 tỷ đồng, đạt 93,29% kế hoạch vốn giao.

Qua triển khai thực hiện các chương trình, chính sách trên địa bàn đã góp phần phát triển kinh tế- xã hội; bộ mặt khu vực nông thôn có nhiều khởi sắc, hệ thống giao thông đảm bảo thông suốt, thuận lợi từ xã, phường đến tất cả thôn, làng trong cả hai mùa mưa nắng; 100% hộ dân đều được sử dụng điện; đường trục liên xã được nhựa hóa, bê tông hóa; đường trực thôn, xóm được cứng hóa đạt 100%; hộ gia đình đồng bào DTTS sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95,8%... góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu, thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các xã. Tính đến nay, thành phố Kon Tum có 5/11 xã (Đoàn kết, Ia Chim, Hòa Bình, Đak Năng, Vinh Quang) đã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đến cuối năm 2019, tổng số hộ nghèo người DTTS còn 1.037 hộ, giảm 747 hộ nghèo DTTS năm 2017, đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (mỗi năm giảm từ 3-4%).

 Mạng lưới cơ sở y tế được đầu tư đồng bộ từ thành phố đến xã; tỷ lệ người đồng bào DTTS tham gia BHYT trên địa bàn thành phố đạt 95%; việc triển khai BHYT cho hộ gia đình đã được thực hiện đầy đủ các bước theo quy định. Công tác khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT đảm bảo quy định. Công tác giáo dục được chú trọng quan tâm, hệ thống trường lớp được đầu tư, từng bước đáp ứng nhu cầu dạy và học. Đến năm 2019, có 33/70 trường công lập đạt chuẩn quốc gia; chất lượng giáo dục, nhất là chất lượng giáo dục vùng ngoại thành, vùng đồng bào DTTS; phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được duy trì và nâng cao. Vận động trẻ DTTS dưới 3 tuổi đến nhà trẻ tỉ lệ 3,45%; Trẻ DTTS 3 đến 5 tuổi đi học mẫu giáo tỉ lệ 72,42%; Trẻ DTTS 5 tuổi đi học mẫu giáo 100% và trẻ DTTS 5-6 tuổi được chuẩn bị điều kiện vào lớp là 100%.

Nhà rông tại làng Văn hóa, KonKTu, xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum.

Hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao phát triển rộng khắp và ngày càng đi vào chiều sâu, chất lượng được nâng lên. Thiết chế văn hóa từ thành phố đến cơ sở được đầu tư xây dựng, cơ bản đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của Nhân dân. Toàn thành phố có 56 Nhà rông văn hóa, chiếm 90,3% số làng đồng bào DTTS. Tỷ lệ hộ gia đình được xem truyền hình đạt 100% số hộ. Hệ thống chính trị vùng dân tộc thường xuyên được xây dựng, củng cố và ngày càng phát triển, tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số tham gia vào cấp ủy, chính quyền, HĐND các cấp càng ngày càng tăng.

Để tiếp tục triển khai đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu về chiến lược công tác dân tộc theo Kế hoạch đã được UBND thành phố Kon Tum ban hành đến năm 2020, cần thực một số nhiệm vụ, giải pháp sau:

Một là, tiếp tục triển khai thực hiện thống nhất, hiệu quả các Chương trình, chiến lược, kế hoạch của Trung ương, của tỉnh và Thành phố Kon Tum về thực hiện công tác dân tộc đến năm 2020. Đảm bảo quản lý nhà nước đối với công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc theo Chỉ thị 28 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn thành phố Kon Tum.

Hai là, thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đầu tư, sử dụng nguồn lực hợp lý để phát triển toàn diện kinh tế- xã hội vùng DTTS theo hướng ổn định, phát triển bền vững, thu hẹp khoảng cách giữa vùng DTTS với vùng khác.

Ba là, phát triển giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đồng bào DTTS.Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, nâng cao khả năng tiếp cận của đồng bào DTTS đối với các dịch vụ y tế thiết yếu, chất lượng khám chữa bệnh và các dịch vụ y tế bảo đảm công bằng, hiệu quả ở vùng DTTS; thực hiện có hiệu quả Đề án bình đẳng giới, Đề án tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS.

Bốn là, thực hiện chính sách, chương trình xuất khẩu lao động, hỗ trợ người DTTS đi lao động ở nước ngoài. Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động là người DTTS.

Năm là, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ trên địa bàn thành phố; đầu tư xây dựng một số làng đồng bào DTTS thành những khu du lịch sinh thái gắn với văn hóa đặc trưng của đồng bào các DTTS tại chỗ.

Sáu là, Thực hiện có hiệu quả công tác vận động quần chúng trong vùng đồng bào DTTS; góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; giữ vững chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Nguyễn Thanh Hưng

Số lượt xem:1282
Bài viết liên quan:
THÔNG BÁO
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH KON TUM
 
 

LIÊN KẾT WEBSITE

Trang thông tin điện tử Ban Dân tộc thuộc Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum 
Quản lý và nhập tin: Ban Dân tộc, số 163 - Bà Triệu - Thành phố Kon Tum - Tỉnh Kon Tum 
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban. 
Điện thoại: 02603.866.127 - Fax: 02603.866.127 - Email: bandantoc-kontum@chinhphu.vn.
                   Ghi rõ nguồn "Trang Thông tin điện tử Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum" hoặc "bandantoc.kontum.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ nguồn này. 

3815101 Tổng số người truy cập: 45 Số người online:
Phát triển:TNC