banner
Thứ 5, ngày 25 tháng 4 năm 2024
Kết quả công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống năm 2018
20-11-2018

Đ/c Hà Hồng Duy - Phó Trưởng Ban Dân tộc phát biểu tại Hội nghị tuyên truyền Mô hình điểm tại xã Đăk Nên

Cụ thể, tại 02 xã triển khai mô hình điểm Đăk Nên, Ngọc Tem (huyện Kon Plông) tổ chức 11 Hội nghị với số người tham dự là 744 lượt, tổ chức 93 Hội nghị tại 03 xã có tỷ lệ tảo hôn cao với 199 lượt, tổ chức 07 Hội nghị tại 07 trường PT DTNT trên địa bàn tỉnh với 1.938 lượt; lồng ghép các chuyên đề về tảo hôn tại các Hội nghị tập huấn cho người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS 250 lượt, tuyên truyền, vận động bảo tồn và phát triển nghề truyền thống các DTTS tại chỗ trên địa bàn tỉnh 823 lượt, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật theo Nghị định 05/2011/NĐ-CP là 134 lượt.

Để việc tuyên truyền, vận động đạt được hiệu quả cao, Lãnh đạo Ban Dân tộc đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn nghiên cứu, biên soạn nội dung các tài liệu tuyên truyền tập trung vào các nội dung chính như: Quy định của pháp luật về Hôn nhân và Gia đình; Hậu quả của việc tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và các giải pháp, vai trò của chính quyền cơ sở trong công tác giảm thiểu tình trạng tảo hôn và HNCHT; Các đoạn phim tài liệu, phóng sự về hậu quả, thực trạng của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; Các sản phẩm truyền thông trực quan như khẩu hiệu (băng rôn), tờ rơi, pa nô, bảng tuyên truyền (áp phích).

Hội nghị tuyên truyền tại Trường PT DTNT huyện Tu Mơ Rông

Ngoài ra, nhằm truyền đạt đến người nghe có những kiến thức cần thiết về y tế, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình, Ban Dân tộc tiếp tục mời các báo cáo viên là cán bộ Chi cục Dân số, Kế hoạch hoá gia đình (Sở Y tế) tham gia báo cáo, truyền đạt kiến thức tại các Hội nghị tuyên truyền với các nội dung như: Một số biện pháp can thiệp về y tế đối với công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình; Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... đặc biệt hữu ích đối với nhân dân các DTTS, các em học sinh trường PT DTNT đang ngồi trên ghế nhà trường nhằm hạn chế tình trạng tảo hôn.

Với sự nhiệt tình truyền đạt của các báo cáo viên có kinh nghiệm, là các đồng chí Lãnh đạo Ban Dân tộc, Trưởng các phòng chuyên môn của Ban, Chi cục Dân số, Kế hoạch hoá Gia đình, các đại biểu dự Hội nghị là nhân dân, các em học sinh 07 trường PT DTNT đã được cung cấp những kiến thức quý báu, bổ ích phục vụ cho cuộc sống… đặc biệt là những hậu quả, tác hại xấu gây ra cho xã hội của vấn nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Đồng thời đã bổ sung kiến thức, trình độ, kĩ năng cho lực lượng tuyên truyền nòng cốt ở cơ sở như Thôn trưởng, Già làng, Bí thư Chi bộ, Người có uy tín, Mặt trận và các đoàn thể thôn… qua đó phát huy vai trò tuyên truyền, vận động tích cực ban đầu ngay từ cơ sở, hạn chế tiến tới xoá bỏ hoàn toàn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Đạt được những kết quả trong công tác tuyên truyền nêu trên, có sự quan tâm phối hợp của các Sở Y tế, Giáo dục và Đào tạo, chính quyền các cấp ở địa phương, Ban Giám hiệu các Trường PT DTNT trong công tác tổ chức, chuẩn bị cơ sở vật chất để việc tổ chức các Hội nghị diễn ra thành công tốt đẹp.

Bên cạnh những kết quả đó, việc triển khai Đề án theo Quyết định 498/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nói chung, thực hiện tuyên truyền vận động nói riêng nhằm thay đổi hành vi, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong thời gian qua vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập như: (1) Kon Tum là một tỉnh có điều kiện tự nhiên, nhất là giao thông còn có nhiều khó khăn, địa hình chia cắt, việc tập hợp người dân để phổ biến, tuyên truyền còn hạn chế về số lượng, trừ các Trường PT DTNT, hầu hết tại các Hội nghị tổ chức tại xã, thôn số lượng đại biểu ít so với kế hoạch triệu tập. (2) Trình độ nhận thức của một bộ phận đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, do đó hiệu quả tuyên truyền có lúc chưa đạt được theo yêu cầu đề ra. (3) Kinh phí tổ chức tuyên truyền còn hạn hẹp, hầu hết dựa vào nguồn ngân sách hỗ trợ của Trung ương, ngoài ra việc hỗ trợ của Trung ương cũng chưa ổn định hàng năm (Năm 2018 ngân sách Trung ương hỗ trợ tỉnh triển khai Đề án là 560 triệu đồng, trong đó có 280 triệu đồng từ nguồn kinh phí của năm 2017). (4) Công tác triển khai tuyên truyền, vận động tại cơ sở chưa đáp ứng với yêu cầu, các thôn, làng cách xa trung tâm đi lại khó khăn, lực lượng tuyên truyền viên mỏng, khó bám sát địa bàn...

Một số bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai công tác tuyên truyền là: (1) Công tác tuyên truyền, vận động nhằm giảm thiểu và tiến tới xoá bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh cần có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành và sự hưởng ứng tích cực của nhân dân, đặc biệt là đội ngũ Già làng, Người có uy tín... tại thôn, làng. (2) Các địa phương tăng cường, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật có liên quan, gắn trách nhiệm người đứng đầu đối với các trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống phát sinh trên địa bàn mình. (3) Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình; tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ tuyên truyền viên, các ban ngành của thôn, cộng tác viên dân số ở cơ sở... Đồng thời, xây dựng một chế tài đủ mạnh để răn đe các trường hợp vi phạm, nêu gương cho cộng đồng, bởi trên thực tế, vì nhiều lý do, chính quyền ở cơ sở vẫn còn phớt lờ hoặc dễ dãi với người vi phạm nên đã tạo ra tâm lý xem nhẹ pháp luật trong một bộ phận người dân... (4) Việc tuyên truyền bằng trực quan sinh động như: video clip, phóng sự, phim tài liệu, khẩu hiệu (băng rôn), tờ rơi, pa nô, bảng tuyên truyền (áp phích), thiết kế chú trọng vào các hình ảnh nêu bật lên tác hại, hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, các từ ngữ đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu đã phát huy tác dụng, tạo sự tò mò kích thích vì vậy rất dễ ăn sâu và nhận thức của người dân.

Trần Thị Diệu Hằng

Số lượt xem:5287
Bài viết liên quan:
THÔNG BÁO
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH KON TUM
 
 

LIÊN KẾT WEBSITE

Trang thông tin điện tử Ban Dân tộc thuộc Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum 
Quản lý và nhập tin: Ban Dân tộc, số 163 - Bà Triệu - Thành phố Kon Tum - Tỉnh Kon Tum 
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban. 
Điện thoại: 02603.866.127 - Fax: 02603.866.127 - Email: bandantoc-kontum@chinhphu.vn.
                   Ghi rõ nguồn "Trang Thông tin điện tử Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum" hoặc "bandantoc.kontum.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ nguồn này. 

3814770 Tổng số người truy cập: 53 Số người online:
Phát triển:TNC