banner
Thứ 6, ngày 26 tháng 4 năm 2024
Huyện Sa Thầy thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc trên địa bàn năm 2018
6-6-2019

Mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng ở huyện Sa Thầy. Ảnh: K.Đ

Với đặc thù của huyện, ngay từ đầu năm UBND huyện đã chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Dân tộc phối hợp với các phòng, ban có liên quan; UBND các xã, thị trấn chủ động xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao về công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn. Tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chính sách đặc thù do tỉnh ban hành. Qua đó góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh; giảm tỷ lệ hộ nghèo, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Năm 2018, thực hiện Chương trình 135, UBND huyện đã ưu tiên lựa chọn ưu tiên đầu tư xây dựng mới 11 công trình cơ sở hạ tầng tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn (03 công trình giáo dục, 07 công trình giao thông, 01 công trình điện); thực hiện duy tu bảo dưỡng các công trình sau đầu tư 11 công trình các loại như giao thông, thủy lợi, trường học... kịp thời đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả; thực hiện 06 dự án hỗ trợ bò cái giống sinh sản trên địa bàn 9 xã, thị trấn với 85 hộ tham gia (hộ nghèo 65 hộ, cận nghèo 18 hộ, mới thoát nghèo 02 hộ). Tổng kinh phí thự hiện là 9.253 triệu đồng, đạt trên 99% kế hoạch năm. Đến nay về cơ bản các xã, thị trấn đã được UBND huyện phân cấp hoặc phân cấp một phần làm chủ đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất theo đúng quy định. Triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg với kinh phí thực hiện 1.161,94 triệu đồng triệu đồng cho 3.013 hộ/11.946 khẩu, đạt 100% kế hoạch giao; kịp thời hỗ trợ các loại giống, cây trồng đúng thời vụ, các nội dung hỗ trợ như 4.302 cây sầu riêng; 20.830 cây điều; 453 cây bơ; 912 cây mít thái lan; 122 cây xoài ghép; 26.047 kg lúa giống; 744 kg ngô. Thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg, ngay từ đầu năm UBND huyện chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp UBND các xã, thị trấn rà soát, bình xét người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số năm 2018 và được cấp có thẩm quyền công nhận 77 người có uy tín trên địa bàn. Để thực hiện có hiệu quả chính sách trong thời gian qua huyện đã cử hàng trăm lượt người có uy tín tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức; lựa chọn, bình xét 03 người có uy tín đi thăm quan học hỏi kinh nghiệm ngoài tỉnh, 02 người đi dự hội nghị “Điểm tựa bản làng” tại Hà Nội; tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho 115 lượt người có uy tín trong đồng bào DTTS (thăm hỏi dịp Tết Nguyên đản 77 lượt, người có uy tín gặp khó khăn do hậu quả thiên tai cho 21 lượt, người có uy tín bị ốm đau 17 lượt), với tổng kinh phí giải ngân 86,5 triệu đồng, đạt kế hoạch đề ra. Qua đó đã kịp thời động viên, khích lệ người có uy tín phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác tuyên truyền, vận đồng tại thôn, làng giúp đỡ nhiều hộ đồng bào tự lực, tự cường vươn lên trong cuộc sống, phát triển kinh tế gia đình, hướng dẫn đồng bào áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; thực hiện các mô hình kinh tế trang trại, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để tăng năng suất và chất lượng. Triển khai thực hiện Đề án chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg, năm 2018 với nguồn kinh phí được phân bổ để hỗ trợ cho các hộ vay vốn phát triển sản xuất, UBND huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn triển khai rà soát đối tượng, nội dung thực hiện và được cấp có thẩm quyền phê duyệt 121 hộ với số kinh phí đã thực hiện 1.728 triệu đồng, đạt 86,8% so với kế hoạch năm. Thông qua đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có nguồn vốn để phát triển sản xuất tăng thu nhập, từng bước thoát được nghèo, cải thiện đời sống vật chất tinh thần. Thực hiện chính sách cấp không thu tiền một số loại báo và tạp chí theo Quyết định 59/QĐ-TTg, ngành Bưu Điện huyện đã tổ chức cấp phát 18 đầu báo, tạp chí, với tổng số là 39.152 tờ báo, tạp chí, tạp san các loại. Nhìn chung nội dung các loại báo, tạp chí phong phú, đa dạng về thông tin giúp cho người dân nắm bắt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tiếp thu, học hỏi, nâng cao kiến thức, trình độ hiếu biết về tiến bộ khoa học - kỹ thuật, các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả đế áp dụng vào sản xuất - kinh doanh, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần. Triển khai Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Dân tộc, UBND các xã vùng đồng bào DTTS, đặc biệt là vùng có mức sinh cao, vùng có đạo, vùng có nguy cơ cao về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống phối hợp chặt chể với Ban Dân tộc trong việc rà soát, nắm tình hình và triển khai các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm ngăn chặn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Kết quả, toàn huyện 13 cặp (tảo hôn cả vợ và chồng 04 cặp, tảo hôn vợ 09 cặp), tăng 02 cặp so với năm 2017 (tăng 03 cặp tảo hôn cả vợ và chồng), không có tình trạng hôn nhân cận huyết thống. Triển khai thực hiện Đề án Đấy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS và MN, UBND huyện đã chủ động giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai các biện pháp thực hiện, trong đó có công tác tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện; cùng với đó, hàng năm Phòng Tư pháp đã tham mưu UBND huyện ban hành các kế hoạch phổ biến, tuyên truyền pháp luật. Qua đó góp phần giảm tỷ lệ tảo hôn trong vùng dân tộc và miền núi trên địa bàn huyện.

Nhờ thực hiện tốt công tác dân tộc và chính chính sách dân tộc, tình hình vùng dân tộc thiểu số huyện nhìn chung ổn định, an ninh được giữ vững, đồng bào dân tộc thiểu số chấp hành nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương. Người dân, nhất là hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số đã biết chủ động chăm lo phát triển kinh tế, đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi có năng xuất và hiệu quả kinh tế cao. Nhiều loại giống cây trồng vật nuôi năng suất cao, chất lượng tốt, nhiều mô hình sản xuất hàng hóa đã được đưa vào phổ biến, từng bước thay thế tập quán sản xuất lạc hậu. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cây trồng, vật nuôi. Qua đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào được nâng lên từng bước, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm từ 26,83% năm 2017 xuống còn 20,58% năm 2018, thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn đạt 18,10 triệu đồng. Đến cuối năm 2018, 90% xã, thôn có đường ô tô đến trung tâm; 07 xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế, 11 xã, thị trấn có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, 27,27% xã có cơ sở vật chất trường học đạt chuẩn, 93% hộ gia đình ở nông thôn sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, cán bộ làm công tác giảm nghèo của các xã 100% được tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý các dự án giảm nghèo và  98% được đào tạo nghiệp vụ truyền thông về chính sách giảm nghèo.

Bên cạnh những mặt đã đạt được trong thời gian qua và để thực hiện hiệu quả trong thời gian tới, cần tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để cán bộ và quần chúng nhân dân các dân tộc nhận thức sâu sắc quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước nhất là công tác dân tộc, chính sách về dân tộc góp phần lớn trong thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc; Cần có sự thống nhất chỉ đạo của cấp ủy Đảng, HĐND, UBND các cấp, các ngành và hưởng ứng của nhân dân để tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện chương trình tại địa phương; Đẩy mạnh phân cấp cho các xã làm chủ đầu tư cần gắn với việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý và giám sát chương trình, đảm bảo có đội ngũ cán bộ đủ năng lực, kinh nghiệm, chuyên môn; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình, dự án trên địa bàn huyện nhằm đảm bảo thực hiện đúng đối tượng chính sách và đúng quy định hiện hành; Thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, dột xuất theo quy định./.

Nguyễn Xuân Lộc

 

Số lượt xem:1662
Bài viết liên quan:
THÔNG BÁO
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH KON TUM
 
 

LIÊN KẾT WEBSITE

Trang thông tin điện tử Ban Dân tộc thuộc Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum 
Quản lý và nhập tin: Ban Dân tộc, số 163 - Bà Triệu - Thành phố Kon Tum - Tỉnh Kon Tum 
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban. 
Điện thoại: 02603.866.127 - Fax: 02603.866.127 - Email: bandantoc-kontum@chinhphu.vn.
                   Ghi rõ nguồn "Trang Thông tin điện tử Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum" hoặc "bandantoc.kontum.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ nguồn này. 

3816519 Tổng số người truy cập: 41 Số người online:
Phát triển:TNC