banner
Thứ 5, ngày 25 tháng 4 năm 2024
Huyện Đăk Tô thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc
30-10-2018

 

Huyện Đăk Tô nằm ở phía Bắc tỉnh Kon Tum, cách trung tâm hành chính tỉnh Kon Tum khoảng 42 km về phía Bắc theo quốc lộ 14. Huyện có 08 xã và 01 thị trấn, với 67 thôn, khối phố. Tính đến cuối năm 2017 toàn huyện có 11.308 hộ, với 48.043 khẩu, hộ đồng bào dân tộc thiểu số là 5.760 hộ, với 25.970 khẩu, chiếm 54,06% tổng dân số; có 16 thành phần dân tộc cùng sinh sống như dân tộc kinh, Ba Na - Rơ ngao, Cơ Ho, Dao, Ê Đê; Gia Rai, Giẻ - Triêng, Hrê, Khơ me....

Thực hiện các chủ trương, chính sách, chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số của Đảng và Nhà nước, huyện đã và đang tích cực đẩy mạnh công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc, nhất là các xã, thôn đặc biệt khó khăn. Trong đó đặc biệt quan tâm đến việc triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách, dự án đầu tư theo hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đặc trưng của từng địa phương trên địa bàn huyện; tăng cường tổ chức đào tạo, dạy nghề, giới thiệu việc làm, tạo việc làm mới cho người dân tộc, nhất là các hộ nghèo; đẩy mạnh công tác giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tạo điều kiện cho con em đồng bào các dân tộc trong độ tuổi đều đến trường, hạn chế đến mức thấp nhất học sinh bỏ học, nâng cao tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ở các cấp học; thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh và chính sách bảo hiểm y tế đối với hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện tốt việc sưu tầm, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của từng dân tộc; tích cực phản ánh, hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc thiểu số tổ chức tốt các lễ hội truyền thống nhằm duy trì và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, bài trừ mê tín, dị đoan và những hủ tục lạc hậu không còn phù hợp; tăng cường đào tạo cán bộ người dân tộc; quan tâm phát triển đảng viên, đoàn viên, hội viên là người dân tộc thiểu số; xây dựng lực lượng cốt cán trong đồng bào các dân tộc; đẩy mạnh phong trào quần chúng, bảo vệ an ninh Tổ quốc; tôn trọng và đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc theo quy định của pháp luật.

Thông qua việc triển khai thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc đã góp phần vào giảm tỷ lệ nghèo của huyện từ 17,32% năm 2016 giảm xuống còn 14,14% năm 2017; có 86,3% thôn, khối phố có đường giao thông đi lại được cả hai mùa; 100% thôn, xã có điện lưới quốc gia; 90% xã được phủ sóng phát thanh, truyền hình; Tỷ lệ lao động có việc làm đạt trên 70%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt tỷ lệ 43%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt khoảng 35%; 100% trạm y tế xã có bác sỹ. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 90%. Số xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về Nông thôn mới đến nay là 4 xã, đạt 44,4% (4/9 trạm); Các hoạt động truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được tập trung đẩy mạnh góp phần làm chuyển biến nhận thức và hành động của các tầng lớp nhân dân về dân số, kế hoạch hóa gia đình. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 2,29%. Tỷ lệ sinh còn thứ 3 trở lên 17,1%; Tỷ lệ thôn, làng, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa 91%. Tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” trên 90%. Số xã có nhà văn hóa trung tâm là 04 xã; Tiếp tục duy trì công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục THCS. Tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi (3-5) đi học mẫu giáo đạt trên 98%. Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 65,8%.

Có thể nói, việc thực hiện các chương trình, chính sách được đầu tư đã đem lại một nguồn lực to lớn giúp huyện hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển vùng dân tộc thiểu số nói riêng. Nhờ ổn định và phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khoảng cách giữa các vùng đồng bào đã dần được thu hẹp, các dân tộc đoàn kết, gắn bó trong quá trình xây dựng và phát triển của huyện ngày càng giàu đẹp./.

Nguyễn Xuân Lộc

Số lượt xem:1877
Bài viết liên quan:
THÔNG BÁO
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH KON TUM
 
 

LIÊN KẾT WEBSITE

Trang thông tin điện tử Ban Dân tộc thuộc Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum 
Quản lý và nhập tin: Ban Dân tộc, số 163 - Bà Triệu - Thành phố Kon Tum - Tỉnh Kon Tum 
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban. 
Điện thoại: 02603.866.127 - Fax: 02603.866.127 - Email: bandantoc-kontum@chinhphu.vn.
                   Ghi rõ nguồn "Trang Thông tin điện tử Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum" hoặc "bandantoc.kontum.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ nguồn này. 

3814878 Tổng số người truy cập: 66 Số người online:
Phát triển:TNC