Khai giảng lớp học khôi phục, bảo tồn nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Hrê tại xã Pờ Ê - huyện Kon Plong
6-8-2018

Tham dự lễ khai giảng có đồng chí Y Hằng Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum. Về phía nhà tài trợ có bà Đặng Tố Kiên - Phó Giám đốc Dự án Viện CENDI, Lãnh đạo UBND xã Pờ Ê, Lãnh đạo UBND xã Ba Thành - huyện Ba Tơ tỉnh Quãng Ngãi cùng với 20 học viên là các chị em phụ nữ người dân tộc Hrê xã Pờ Ê huyện Kon Plong.

Quang cảnh buổi khai giảng 

Phát biểu tại buổi khai giảng, Đồng chí Y Hằng - Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum nhấn mạnh các học viên tham gia khóa học lần này sẽ là những nhân tố chủ chốt, nòng cốt giúp cho các chị em phụ nữ trên địa bàn xã nâng cao đời sống vật chất thay đổi bộ mặt nông thôn đồng thời bảo tồn và phát triển nghề dệt truyền thống của dân tộc Hrê và qua đây Bà Đặng Tố Kiên- Phó Giám đốc Dự án Viện CENDI đã hoan nghênh sự tham gia nhiệt tình của các chị em học viên và mong muốn hai đơn vị luôn luôn có sự gắn kết chia sẻ lẫn nhau trong quá trình tổ chức lớp học để cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Đ/c Y Hằng - Phó trưởng Ban Dân tộc phát biểu tại buổi khai giảng

Bà: Đặng Tố kiên phát biểu tại buổi khai giảng

Tại buổi khai giảng lớp học Đ/c Y Hằng Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum thay mặt Ban Dân tộc đã trao 05 bộ khung dệt cho các học viên tham dự khóa học. 

Hình ảnh Đ/c Y Hằng - Phó trưởng Ban Dân tộc trao tặng khung dệt cho các học viên 

Nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Hrê, là một trong 07 dân tộc thiểu số tại chỗ của tỉnh Kon Tum đang bị mai một, thất truyền, hiện nay dân tộc Hrê không còn nghệ nhân nào biết dệt thổ cẩm. Để bảo tồn và gìn giữ nét văn hóa và nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Hrê, trước đó Ban Dân đã phối hợp với xã Pờ Ê đi khảo sát học tập kinh nghiệm, lấy mẫu khung dệt và mời nghệ nhân người dân tộc Hrê, bà Phạm Thị Gam ở làng Têng xã Ba Thành huyện Ba Tơ tỉnh Quãng Ngãi tham gia truyền dạy cho các học viên tại xã Pờ Ê với thời gian khóa học là 30 ngày, trong 30 ngày các học viên sẽ được nghệ nhân truyền dạy cho những kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật cơ bản trong nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Hrê để các học viên có khả năng vận dụng nghề tạo ra sản phẩm sau khi kết thúc khóa học. 

Từ đó góp phần khôi phục, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời tự tạo thu nhập và tăng thu nhập chính đáng phục vụ nhu cầu bản thân và gia đình. Tại khóa học này để đưa các sản phẩm nghề truyền của các dân tộc tại chỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum vào phục vụ cho phòng trưng bày truyền thống của dân tộc Hrê. Ban Dân tộc tỉnh đã đặt hàng lớp học gồm: 01 bộ nam, 01 bộ nữ và 1 tấm choàng. 

Kết thúc buổi khai giảng các bên cùng nhận định đây mới chỉ là bước mở đầu cho một chặng đường dài phía trước nằm trong Đề án bảo tồn và phát triển nghề truyền thống các DTTS tại chỗ trên địa bàn tỉnh và Đề án theo Quyết định số 322/QĐ-UBND ngày 19/4/2017 của UBND tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt Đề án "Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum". Vì vậy, trong thời gian tới cần tiếp tục cùng nhau chung tay giúp sức trong việc bảo tồn, khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm, không chỉ đối với dân tộc H'rê mà còn các dân tộc khác trên địa bàn tỉnh./.

Ksor Hnhuên

Số lượt xem:594
Bài viết liên quan:
Icon  Ban Dân tộc xây dựng băng đĩa quy trình sản xuất nghề đan lát truyền thống tại thị trấn Sa Thầy