NGHỀ TRUYỀN THỐNG CÁC DTTS
Còn mây tre thì còn đan lát!

Đã có lúc, nghề đan lát tưởng chừng mai một, thế nhưng, bằng tình yêu, sự trăn trở với nghề, những người già ở làng Đăk Tiêng Ktu, xã Đăk La, huyện Đăk Hà đã vận động người dân giữ gìn và truyền lại nghề cho lớp thanh niên. Trải qua những “nốt trầm”, giờ đây, nghề đan lát dần được tiếp nối, các sản phẩm thủ công từ tre, nứa được nhiều người ưa chuộng, đem lại thu nhập.

Nỗi niềm thổ cẩm

Trong việc phát triển các nghề truyền thống, việc khôi phục và giữ gìn nghề thổ cẩm là một những yếu tố làm nên bản sắc dân tộc. Ý thức được điều này, được sự quan tâm của chính quyền địa phương, Ban Dân tộc tỉnh, người Gia Rai ở làng Kà Đừ, thị trấn Sa Thầy (huyện Sa Thầy) phát triển nghề dệt thổ cẩm. Tuy nhiên, việc phát triển nghề dệt thổ cẩm vẫn còn nhiều nỗi niềm và cần tiếp tục có sự quan tâm nhiều hơn nữa.

Giữ hồn dân tộc

“Dệt thổ cẩm, mặc trang phục thổ cẩm là giữ hồn dân tộc. Mấy năm trở lại đây, phụ nữ trong làng khôi phục nghề dệt thổ cẩm, thành lập tổ dệt thổ cẩm là để giữ hồn người Giẻ Triêng mình...” - bà Y Chảy thổ lộ.

Nghề rèn của người Xơ Đăng ở Măng Ri

Đối với đồng bào Xơ Đăng ở xã Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông) nghề rèn được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những vật dụng rèn ra, như cuốc, dao, liềm, bên cạnh để phục vụ lao động sản xuất, sinh hoạt cho gia đình, bà con còn bán hoặc đổi lấy cây sâm Ngọc Linh giống về trồng. Cứ thế, qua thời gian, nhờ nghề rèn, cuộc sống nhiều hộ gia đình dần trở nên khấm khá hơn…

Gùi của người Gia Rai

Cũng như các dân tộc tại chỗ khác ở Tây Nguyên, chiếc gùi rất gần gũi trong đời sống sinh hoạt và trở thành một nét văn hóa truyền thống của người Gia Rai. Với người Gia Rai, chiếc gùi được tạo nên từ bàn tay khéo léo của những người đàn ông lớn tuổi trong làng. Ngày nay, người Gia Rai đan gùi vừa để góp phần gìn giữ nghề truyền thống, vừa để bán nhằm kiếm thêm thu nhập trang trải chi phí sinh hoạt cho gia đình.

Nghề đẽo thuyền độc mộc của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum

Với đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum nói chung và các làng đồng bào dân tộc thiểu số sống ven sông suối nói riêng; thuyền độc mộc là phương tiện gắn liền với đời sống lao động, sản xuất, văn hóa và tâm linh của bà con. Việc được sở hữu những chiếc thuyền độc mộc bằng gỗ tốt, đẹp, vững chãi, chở được nhiều hàng hóa là niềm tự hào, là tài sản có giá trị đối với bà con. Bởi lẽ, trong nhiều năm, thuyền độc mộc là phương tiện duy nhất kết nối đôi bờ. Thuyền đưa người và nông cụ sang sông để trồng cây bắp, cây mì, rẫy lúa. Thuyền là phương tiện để vận chuyển lúa rẫy, trái bắp, củ mì về cất giữ tại gia đình. Chính sự thông dụng của thuyền độc mộc đã góp phần hình thành nên nét văn hóa riêng biệt trong định canh, định cư của cư dân địa phương đó là định cư bên này sông và sản xuất bên kia sông.